• Ảnh 2
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 4
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 1
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 7
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Ảnh 3
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Hệ thống Biogas
  • Ảnh 9
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Ảnh 6
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Ảnh 11
  • Ảnh 8
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 10
  • Ảnh 5
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Hoạt động APMB
Tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chuyện về “hợp tác xã” nuôi dê của người H'Mông trên đỉnh núi

17/12/2014
Khởi đầu từ một dự án

Đối với nông dân người H'Mông nuôi dê là chuyện thường, nhưng với mấy chục hộ người Mông mang dê đến “góp” để nuôi theo mô hình tập trung kiểu “hợp tác xã” thì có lẽ là hiếm và rất mới ở cái xứ sở vùng cao đầy nắng và gió này. Con đường sình lầy ngược dốc lên bản Sáng Nhù, cách trung tâm huyện cả chục km đường đất đúng là “không nên đi vào ngày mưa” như lời anh Mùa A Sở, cán bộ địa chính xã, kiêm Phó ban phát triển xã Mồ Dề thuộc Ban quản lý Dự án giảm nghèo giai đoạn II của huyện nói.

Anh Mùa A Sở chính là người kể cho tôi nghe về câu chuyện nuôi dê núi lý thú này. Anh còn tình nguyện dẫn đường lên bản trước sự “hăng hái quá mức” của chúng tôi.

Không đi được xe thì đành cuốc bộ và chúng tôi gửi xe, bọc kín máy móc, đội áo mưa rồi “bò” lên núi Mồ Dề. Trên đường đi, anh Sở kể rất nhiều chuyện. Đầu tiên là “cái duyên” của Sở với dự án giảm nghèo; kế đến là “cái duyên” với lũ dê ở đỉnh núi Sáng Nhù này. Anh Sở bảo, kể từ khi tham gia các chương trình giảm nghèo của dự án, học được nhiều hơn, biết nhiều hơn và càng biết thì càng thấy chưa đủ. Mỗi mô hình kinh tế, mỗi tiểu dự án, mỗi nhóm dân cư hưởng lợi đều mang lại cho Sở những bài học quý báu trong công việc cũng như trong cuộc sống. Rồi anh Sở cho tôi hay cái lí do mà ở Mồ Dề giờ đây nuôi dê sinh sản nhiều đến vậy.

Nuôi dê thuộc chương trình dự án giảm nghèo giai đoạn I hỗ trợ cho người dân Mồ Dề vào năm 2010. Hồi ấy là nuôi dê lấy thịt, không phải nuôi dê sinh sản, nhân giống như bây giờ. Mới đầu có khoảng chục hộ nuôi, mỗi hộ nuôi 1-2 con. Rồi hết dự án, nhiều nhà đã có dê bố mẹ, đẻ dê con; số lượng đàn dê cứ thế nhân lên từng ngày.

Nhiều người dân không bán đi mà để lại nuôi tiếp, thậm chí còn có nhu cầu mua thêm dê giống về nuôi để tăng số lượng đàn. Sau đó, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân xã... cùng vào cuộc. Thành viên của các tổ chức này đều được tham gia các chương trình vay vốn ưu đãi, đặc biệt là Hội Nông dân với sự trợ giúp đắc lực từ phía Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện. Qua các kênh này, người dân được tiếp cận với nguồn vốn và bắt đầu hình thành tư tưởng làm giàu trong cộng đồng dân cư.

Nhà này làm, nhà kia học theo, tự nhiên trở thành phong trào. Và đến nay, khi dự án giảm nghèo giai đoạn II tiếp tục hỗ trợ, Sáng Nhù đã có tới 30 hộ gia đình nuôi dê với tổng đàn hàng trăm con. Những hộ đã có kinh nghiệm, có tích lũy về vốn, mỗi năm cũng đem về cả chục triệu đồng từ nuôi dê.

Đến nuôi dê theo kiểu "hợp tác xã"

Chuyện nuôi dê theo kiểu “hợp tác xã,” bắt nguồn từ việc các hộ dân được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi dê sinh sản do Hội Nông dân, Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện tổ chức. Nhận thấy những đặc tính bầy đàn, giao phối rất đặc trưng của loài dê, cũng theo gợi ý của những người có kinh nghiệm, những hộ gia đình nuôi dê trong thôn đã bàn với nhau tập trung đàn dê về một nơi, vừa tiện chăn thả lại tiện cho việc dê giao phối, lấy giống. Từ đầu năm 2014, toàn bộ 30 hộ dân trong bản đã họp, bàn bạc và đi tới thống nhất cùng nhau tổ chức mô hình chăn nuôi dê tập trung.

Cụ thể, 30 hộ được chia làm 3 nhóm theo khu vực địa lý gần nhau, mỗi nhóm 10 hộ và bầu ra 1 nhóm trưởng phụ trách. Hàng ngày, mỗi nhóm cử 1 đến 2 người đưa đàn dê của nhóm đến khu vực tập trung - đây cũng là những người chịu trách nhiệm chăn thả, trông đàn dê trong ngày hôm đó, những người còn lại được nghỉ ngơi, có thời gian làm việc khác.

Cuối chiều, nhóm nào nhóm nấy lại lùa dê về trả cho từng nhà. Cứ như vậy luân phiên, ngày này qua ngày khác, ai cũng được nghỉ và ai cũng được tận tay chăm sóc đàn dê của mình. Làm chung, thành quả chia nhau theo số đầu dê mình sở hữa, ai cũng được hưởng lợi.

Khi chúng tôi đến thăm, cảnh cả trăm chú dê chen nhau kiếm thức ăn dưới tán cây rừng thật thích mắt. Lại nhìn thấy mấy anh chị trông nom đàn dê, vuốt ve từng con trong đàn, chăm sóc chúng như một thứ tài sản đặc biệt. Qua lời giới thiệu của anh Vàng A Ninh, một trong ba trưởng nhóm, tôi rất ấn tượng với chị Giàng Thị Chú bởi hộ gia đình chị tham gia chăn nuôi dê từ những ngày đầu tiên và hiện chị đang có 8 con dê. Điều đặc biệt hơn, đàn dê nhà chị đã có thể tự gây giống.

Chị Chú bảo, chị mang đàn dê, trong đó có con dê đực nhà mình đến đây nuôi tập trung để nó gây giống cho đám dê cái của nhà khác. Theo chị Chú, chăn nuôi dê sinh sản hay dê thịt cũng đều phải có kinh nghiệm để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời những bệnh dịch ở vật nuôi; với kinh nghiệm lâu năm của mình, chị đã chia sẻ với những người mới nuôi dê, dạy họ cách phát hiện bệnh cũng như cách chăm sóc dê khi sinh sản.

Bản Sáng Nhù có 130 hộ dân, 100% là đồng bào dân tộc H'Mông. Như lời của anh Vàng A Rùa,Trưởng bản, nhìn thấy hiệu quả kinh tế từ việc chăn nuôi dê sinh sản, kết hợp nuôi dê lấy thịt tại địa phương, tất cả các hộ gia đình đều có nhu cầu được hỗ trợ hoặc vay vốn để mua dê giống về nuôi. Thế nhưng chương trình dự án có hạn, giờ mới chỉ có 30 hộ, tức là nhu cầu của người dân còn lớn lắm, có tới trăm hộ “chưa có gì.”

Anh Rùa cũng không quên bày tỏ mong muốn có thêm thật nhiều hộ gia đình trong bản của mình được tham gia dự án, được hỗ trợ vốn và được chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong chăn nuôi dê sinh sản nói riêng, chăn nuôi các loại đại gia súc khác nói chung./.


phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do