• Ảnh 11
  • Ảnh 8
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Ảnh 5
  • Hệ thống Biogas
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Ảnh 6
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Ảnh 3
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 2
  • Ảnh 10
  • Ảnh 7
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 4
  • Ảnh 9
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 1
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Hoạt động APMB
Tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ trưởng trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội

15/06/2015
Là người đầu tiên trả lời các chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng ngày 11/6, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến tiêu thụ nông sản, sự thất bại trong chính sách liên kết 4 nhà ở lĩnh vực nông nghiệp...
Bộ trưởng Nông nghiệp: 'Không phải mặt hàng nào cũng như dưa hấu, hành tím'

Nhiều đại biểu chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp phải chịu trách nhiệm như thế nào khi tình trạng nông sản không tiêu thụ được kéo dài nhiều năm nay. 

Là người đầu tiên đăng đàn trả lời các chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến tiêu thụ nông sản, sự thất bại trong chính sách liên kết 4 nhà ở lĩnh vực nông nghiệp...

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, đoàn Kiên Giang nêu ra thực trạng hiện nay người nông dân trồng lúa bán ra chưa được hoặc bị giá thấp, trồng cây ăn trái cũng khó bán, có khi đổ đống, trồng khoai lang, hành tím không tiêu thụ được. "Là người đứng đầu ngành nông nghiệp, Bộ trưởng sẽ nói gì với bà con để họ yên tâm?", vị đại biểu đặt câu hỏi. 

Bộ trưởng Nông nghiệp cho rằng, tình hình không đến mức không sáng sủa như đại biểu đã nói. "Tôi có ghi nhận ở các địa phương thì thấy nhìn chung không phải tất cả đều như dưa hấu hay hành tím. Trong 10 mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu năm nay thì có 5 mặt hàng xuống, 5 mặt hàng lên giá. Vì thế, trong mọi tình huống chúng ta phải bình tĩnh xử lý", ông Phát nói.

Cũng theo Bộ trưởng, dưa hấu của Quảng Ngãi chỉ 100.000 tấn, còn cả nước là 1,2 triệu tấn và những tháng khác trong năm vẫn tiêu thụ tốt. Hành tím của Sóc Trăng không bán được trong thời gian qua là vì trước đây thường xuất khẩu đi Indonesia. Tuy nhiên, năm ngoái quốc gia này có chính sách tự cung tự cấp nên Việt Nam không xuất bán được. "Chúng tôi cũng đang làm việc với Indonesia để giải quyết tình trạng trên", Bộ trưởng nói.

Về mô hình liên kết 4 nhà gồm nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông được xây dựng từ lâu với kỳ vọng sẽ giúp nông nghiệp Việt Nam thoát khỏi bế tắc trong khâu tiêu thụ. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết cho rằng, chủ trương liên kết 4 nhà đúng nhưng giờ đã bị thất bại. 

"Xin Bộ trưởng cho hỏi, đến nay, trong chính sách liên kết 4 nhà đó thì nhà nào là nhà trưởng và trụ cột của 4 nhà là gì. Giải pháp trong thời gian tới để khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện chính sách này", đại biểu đặt câu hỏi. 

Bộ trưởng Cao Đức Phát thừa nhận, chính sách liên kết 4 nhà được nói đến cách đây 10 năm nhưng đi vào cuộc sống chậm. Người đứng đầu ngành nông nghiệp cho biết, trong mối liên kết này thì doanh nghiệp giữ vai trò chính. 

"Do đó, chính sách này không thành công một phần quan trọng là doanh nghiệp trong nông nghiệp ít, doanh nghiệp có năng lực tài chính, kỹ thuật tốt cũng không nhiều. Thêm vào đó, mô hình hợp tác xã cũng ít nên doanh nghiệp rất khó trong việc tiếp cận với người nông dân", Bộ trưởng lý giải.vnexpress

Trồng chuối lãi gấp 5 lần trồng lúa

Bộ trưởng Nông nghiệp nhận định người nông dân khó làm giàu từ trồng lúa, tuy nhiên, không vì vậy mà để người dân bỏ đất.

Trước chất vấn của đại biểu về việc bao giờ người nông dân mới có thể làm giàu từ trồng lúa gạo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Cao Đức Phát thừa nhận "rất khó" bởi số tiền lãi của mỗi hộ thấp.

Ông dẫn một nghiên cứu cho hay để một hộ trồng lúa sống được thì diện tích trồng phải hơn 2ha, nhưng ở Việt Nam có tới 9,3 triệu hộ nông dân mà diện tích đất lúa chỉ 4,2 triệu ha, bình quân mỗi hộ chỉ có chưa đến 0,5 ha. Lấy ví dụ của Hậu Giang, với năng suất 6 triệu tấn, người nông dân bán lúa lãi 1.000 đồng một kg thì thu nhập khoảng 6 triệu đồng, song diện tích bình quân chỉ được 0,8ha, tiền lại chỉ là 5 triệu đồng.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng khẳng định không vì làm giàu khó mà để người nông dân bỏ đất. "Đất lúa là di sản của dân tộc, chúng ta không còn đất lúa để mở mang. Chỉ có vậy, mãi mãi cho muôn đời, là nguồn sống", Bộ trưởng phát biểu. Do đó, Chính phủ phải có giải pháp để người dân gắn với cây lúa có thu nhập cao hơn, chẳng hạn như hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện cho nông dân trồng các loại cây khác thu nhập cao hơn, mà lúc cần vẫn có thể chuyển về trồng lúa.

"Tôi về Hưng Yên, người nông dân trồng chuối thay vì có 50-60 triệu đồng như trồng lúa thì thu nhập 300 triệu đồng. Hay Ninh Thuận trồng thanh long, dù giá bây giờ có xuống thấp nhưng có lúc giá cao, thu nhập một tỷ đồng", Bộ trưởng dẫn chứng.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban hành các văn bản với chủ trương ngăn cản chuyển đổi đất lúa sang các mục đích khác, đặc biệt là phi nông nghiệp như xây khu đô thị, giải trí, sân golf... Theo Bộ trưởng, điều này đã khiến số lượng đất chuyển đổi giảm từ 50.000 ha xuống còn 10.000 - 15.000 ha mỗi năm hiện nay.

Lý giải cho việc đầu tư tư nhân vào nông nghiệp ít, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng khó khăn nhất hiện nay là đất. Hiện đất nông nghiệp chủ yếu nằm ở nông dân, Nhà nước không thể thu hồi đất của nông dân để đưa cho doanh nghiệp, dù rằng biết doanh nghiệp làm có thể có hiệu quả cao hơn. Do đó, phải từng bước giải quyết, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kết nối với nông dân.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM) cũng đặt câu hỏi hiện Bộ trưởng lo và thấy khó nhất ở đâu? Vị tư lệnh ngành cho rằng nỗi lo lớn nhất là tiêu thụ nông sản, khó nhất là khâu chế biến chưa tương xứng.

Ông cũng nhận trách nhiệm khi việc triển khai các chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua chưa hiệu quả. "Chúng tôi cũng trăn trở làm nhưng hiệu quả chưa được như mong đợi", Bộ trưởng nói. vnexpress

'Thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp, trừ doanh nghiệp Trung Quốc'

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn Cao Đức Phát sáng 11.6, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đặt câu hỏi tại sao doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài ít mặn mà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

“Cần phải có biện pháp thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư công nghệ cao, khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp nhưng trừ doanh nghiệp Trung Quốc ra”, ông Đương nêu.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng cái khó nhất để thu hút doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp là khó có diện tích đất lớn để giao cho doanh nghiệp. Hiện nay cả nước có tới 10 triệu dân trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp. Nhà nước không thể thu hồi đất của hàng ngàn, hàng trăm ngàn hộ dân để giao cho doanh nghiệp dù biết rằng giao cho doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn.

Để khắc phục cái khó này, hiện Nhà nước cũng có chính sách để doanh nghiệp và nông dân hợp tác với nhau từ đó doanh nghiệp có đất để canh tác, sản xuất lớn. Ngoài ra, vừa qua Chính phủ cũng ban hành những chính sách đủ mạnh nhằm thu hút doanh nghiệp nước ngoài, tư nhân đầu tư vào nông nghiệp.

Chưa bao giờ Ninh Thuận hạn hán như năm nay

Trước câu hỏi về hạn hán ở Ninh Thuận, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay chưa bao giờ với người dân Ninh Thuận hạn hán, nắng nóng như năm nay. Bản thân ông hàng chục năm theo dõi nông nghiệp cũng chưa bao giờ chứng kiến nắng nóng, khô hạn như thế ở Ninh Thuận.

“Hai năm rồi Ninh Thuận không có mưa, bốn vụ vừa rồi không có nước gieo cấy. Vụ rồi cũng không thể gieo cấy được. Nguyên nhân do El nino, mưa nắng thất thường, cực đoan”, ông Phát nói.

Theo ông Phát, có thể tình hình nắng hạn xấu hơn. Cho nên cơ quan chức năng cần phải đưa ra bài toán căn cơ dài hạn như cung cấp nước cho dân, chuyển đổi trồng lúa sang trồng cây cạn, áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng hỗ trợ hồ chứa nước.

Về câu hỏi liệu vấn đề hạn hạn có liên quan đến việc rừng cạn kiệt, các dự án thủy điện, Bộ trưởng Phát thừa nhận rừng đã cạn kiệt nhưng các dự án thủy điện không phải là nguyên nhân gây ra hạn hán. “Cái này Bộ trưởng Bộ Công thương sẽ trả lời cụ thể hơn”, ông Phát cho hay. Báo Thanh Niên

Hội trường cười ồ với quy định 'đếm trứng thu phí'

Khi nghe Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết thu phí kiểm dịch trên từng quả trứng gà, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu bỏ ngay quy định này.

Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đến gần trưa ngày 11-6 trở nên sôi nổi khi Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đặt vấn đề: Trong lần đi giám sát, chúng tôi được doanh nghiệp phản ánh, một con gà phải chịu 14 loại phí kiểm dịch. Vậy xin hỏi Bộ trưởng, 14 khoản phí đó là gì và tại sao lại thu để trả lời cho cử tri?

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, sau khi báo chí phản ánh tại công ty Vissan, một con gà phải gánh 14 khoản phí, ông đã yêu cầu Cục trưởng Thú y trực tiếp vào kiểm tra, làm việc với doanh nghiệp. Sau đó, Cục trưởng có báo cáo là việc thu phí này là theo các quy định hiện hành, không sai. "Tuy nhiên, tôi cho rằng dù thu theo các quy định hiện hành cũng phải làm rõ vì sao thu và không thể thu quá nhiều được”, ông nói.

Ông cũng cho biết là không đồng ý thu phí theo quả trứng mà đã yêu cầu chỉ thu phí một lần từ nơi xuất bán con gà và thu cũng phải hợp đạo lý, không thể chỉ nhìn, đếm trứng mà thu. "Ngay sau đó, Bộ NN&PTNT đã có công văn gửi Bộ Tài chính quy định về phí kiểm dịch và sẽ giảm đến mức tối thiểu chi phí cho doanh nghiệp", ông nói.

Khi nghe Bộ trưởng Cao Đức Phát nói đến chuyện “đếm trứng thu phí”, Chủ tịch Quốc hội cắt ngang, truy: “Ai ban hành quy định đếm trứng thu tiền?”. Bộ trưởng Phát trả lời: “Bộ Tài chính kí ban hành nhưng có sự tham gia ý kiến của Bộ NN&PTNT”.

Chủ tịch Quốc hội vặn: "Các đồng chí cùng phối hợp ban hành quy định, giờ lại nói quy định không đúng là thế nào?".

Bộ trư���ng Phát cho biết: Bộ đã có văn bản gửi sang Bộ Tài chính và trong một quý, tôi và Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ sửa quy định này.

Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng không chịu: "Quy định nào không hợp lý thì bỏ ngay, sao phải để đến một quý mới sửa. Đây là Thông tư quy định thuộc thẩm quyền của các Bộ chứ không phải Luật".

Trước ý kiến của Chủ tịch QH, Bộ trưởng Cao Đức Phát ngay lập tức nói: "Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng ra văn bản thông báo tạm dừng thi hành Thông tư quy định về phí thú y vì đây là Thông tư do Bộ Tài chính ban hành, Bộ NN&PTNT không có thẩm quyền".

Nghe đến đây, cả hội trường Quốc hội cười ồ lên, trong đó có cả bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.

Chiều nay, phiên chất vấn tiếp tục và hy vọng câu chuyện "đếm trứng thu phí" giữa hai bộ nông nghiệp và tài chính sẽ được giải quyết rốt ráo. Báo Pháp luật TP.HCM

Chạy theo trồng hàng trăm nghìn ha mắc ca: Có thể bị sụp đổ

"Tôi đã mời chuyên gia Úc sang để tham khảo và họ khuyên Việt Nam chỉ nên trồng từ 10.000 - 15.000ha và phải trồng thật tốt, thật hiệu quả, nếu cứ chạy theo trồng hàng trăm nghìn ha, thì có thể chúng ta sẽ bị sụp đổ", Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát nói.

Trả lời câu hỏi của một số đại biểu về việc phát triển cây mắc ca ở Tây Nguyên trong phiên trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII sáng 11.6, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: Cây mắc ca không phải là cây trồng của nước ta, mà nguồn gốc từ nước Úc. Trên thế giới, hiện có nhiều con số thống kê khác nhau, nhưng ước tính diện tích khoảng 100.000ha.

Hiện mắc ca trên thị trường đang được giá, như tuần trước giá là 6 đôla Úc/kg quả khô, tức 90.000 đồng/kg. Các nước thấy có lãi, nên đổ xô vào trồng, Trung Quốc thậm chí còn trồng với diện tích lớn hơn diện tích mắc ca của Úc, Nam Phi cũng vậy. Tốc độ tăng trưởng diện tích của mắc ca hàng năm là 8%, trong khi tốc độ tăng của cung trên 10%.

"Tôi cho rằng, chúng ta cần phải thận trọng, vì nếu cứ hô hào trồng theo phong trào, có thể lặp lại bài học như cao su, cà phê hay không? Tôi đã mời chuyên gia Úc sang để tham khảo và họ khuyên Việt Nam chỉ nên trồng từ 10.000 - 15.000ha và phải trồng thật tốt, thật hiệu quả, nếu cứ chạy theo trồng hàng trăm nghìn ha, thì có thể chúng ta sẽ bị sụp đổ. 

Còn trồng ở đâu, tôi cho rằng phải trồng ở những nơi đã khảo nghiệm thành công, trồng những giống đã được Bộ NNPTNT công nhận. 


Còn quy hoạch thế nào thì chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành quy hoạch trong năm nay để công bố cho các địa phương. Song theo quan điểm của Bộ NNPTNT, từ nay đến năm 2020 chỉ trồng trên dưới 10.000ha” - ông Phát nhấn mạnh. Dân Việt

Nguồn: Bộ nông nghiệp
phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do