• Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Ảnh 3
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Ảnh 6
  • Ảnh 5
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 7
  • Ảnh 9
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Hệ thống Biogas
  • Ảnh 8
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Ảnh 11
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Ảnh 4
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Ảnh 10
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Ảnh 2
  • Ảnh 1
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Hoạt động APMB
Tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Mard - Thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn

05/01/2017

Năm 2016 là một năm khó khăn, vất vả nhất đối với ngành NN&PTNT khi thiên tai xảy ra khốc liệt trên khắp mọi vùng miền của đất nước. Đầu năm chúng ta bị trận rét lịch sử 50 năm ở 4 tỉnh miền núi phía Bắc đã gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp. Sau đó là đợt hạn hán nghiêm trọng xảy ra ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên; đợt hạn, mặn lịch sử (100 năm) ở ĐBSCL mà 13/13 tỉnh đã công bố thảm họa thiên tai cho thấy mức độ khốc liệt. Cuối năm, liên tục từ đầu tháng 10 cho đến tháng 12/2016 năm đợt lũ lịch sử liên tiếp xảy ra đối với 8 tỉnh Nam Trung bộ và một số tỉnh Tây Nguyên. Cùng với đó là sự cố môi trường biển xảy ra ở 4 tỉnh miền Trung và tác động của thị trường thế giới năm 2016 - tổng cung luôn lớn hơn tổng cầu về các sản phẩm nông sản thiết yếu..., đã làm cho công tác chỉ đạo của ngành nông nghiệp hết sức vất vả, khó khăn.

Trong bối cảnh ấy, ngành NN&PTNT đã đón nhận sự chỉ đạo, quan tâm đặc biệt từ Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban ngành, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các địa phương, các thành phần kinh tế, đặc biệt là sự cố gắng vươn lên của bà con nông dân. Chính vì thế, kiểm lại hết năm 2016 ngành NN&PTNT đã đạt được 4 kết quả nổi bật, đó là:

Thứ nhất, chúng ta đã tập trung cả hệ thống chính trị cùng với toàn dân ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai và đã giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất. Như cơn bão số 1 (đầu tháng 8/2016) đã khiến 229.000ha, chiếm khoảng 40% diện tích lúa khu vực ĐBSH vừa cấy xong bị ngập lụt. Đích thân Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, người vừa mới nhậm chức “tư lệnh” ngành NN&PTNT đã trực tiếp xuống  bàn với 4 tỉnh trọng điểm để chỉ đạo công tác khắc phục, phục hồi sản xuất nhờ đó hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cơn bão này gây ra. Cuối cùng, chúng ta đã có được vụ mùa bội thu với năng suất đạt từ 60-62 tạ/ha.

Thứ hai, mặc dù 6 tháng đầu năm tăng trưởng GDP của ngành lần đầu tiên trong 10 năm qua giảm âm 0,18%, tuy nhiên bằng nhiều giải pháp nỗ lực - từ giải pháp kỹ thuật, tổ chức chỉ đạo thực hiện, cơ chế chính sách, huy động tổng nguồn lực, chúng ta đã phục hồi được đà tăng trưởng và theo số liệu ước tính GDP của ngành đã tăng1,2%, giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) tăng 1,44%, trong đó: Trồng trọt giảm 0,9%, chăn nuôi tăng 5,4%; lâm nghiệp tăng 6,17%; thuỷ sản tăng 2,91%. Đây là kết quả quan trọng, khẳng định được sự chỉ đạo, điều hành đúng hướng và sự điều chỉnh sản xuất, kinh doanh kịp thời của cả ngành nên đã phục hồi được tăng trưởng.

Thứ ba, trong hoàn cảnh khó khăn về thị trường xuất khẩu, nhưng bằng việc tập trung vào những dư địa chúng ta còn có thể phát triển được, nên cuối năm kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản không những không giảm mà còn tăng cao nhất từ trước đến nay, ước đạt khoảng 32,1 tỷ USD, tăng 1,7 tỷ USD so với năm 2015; thặng dư thương mại đạt khoảng 7,5 tỷ USD và chúng ta vẫn duy trì được 10 mặt hàng xuất khẩu có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên.

Thứ tư, chúng ta đã chứng kiến sự vào cuộc của cả xã hội, các thành phần kinh tế, đặc biệt rất nhiều doanh nghiệp lớn đã quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp. Một một dòng chủ lưu mà các doanh nghiệp tập trung đầu tư vào là nông nghiệp công nghệ cao, hướng đến chuỗi sản xuất đem lại giá trị cao nhất. “Chúng tôi đánh giá rất cao những nỗ lực, phấn đấu này. Nó không chỉ làm tiền đề cho năm nay mà còn cho giai đoạn tới khi chúng ta thúc đẩy nhanh hơn tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới để hướng tới nền nông nghiệp hội nhập, hiệu quả kinh tế cao và bền vững” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Nhìn vào sự bứt phá, tạo đà tăng trưởng của ngành trong 6 tháng cuối năm, chúng ta thấy vai trò rất lớn của những ngành hàng đang có dư địa, lợi thế phát triển. Đơn cử như ngành thủy sản, đặc biệt là con tôm nước lợ tốc độ phát triển năm nay tăng tới 9% và hiện chúng ta có tiềm năng phát triển khoảng 700.000ha. Ngành này đang có 2 thuận lợi: Thứ nhất, về thị trường, thế giới 7 tỷ người đều thích ăn tôm; thứ hai, con tôm thẻ chân trắng rất thích nghi với điều kiện nuôi trồng ở nước ta. Chẳng thế mà dù bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn trong những tháng đầu năm khiến sản lượng tôm sụt giảm, đạt chưa đến 200.000 tấn (bằng 28% kế hoạch đề ra), nhưng với kế hoạch hành động quyết liệt, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã trực tiếp chỉ đạo các hội nghị cùng với các địa phương về quản lý giống, nuôi và tiêu thụ, nên 6 tháng cuối năm sản lượng tôm đạt vượt 650.000 tấn; xuất khẩu tôm cả năm nay ước đạt 3,2 tỷ USD. Đây là một sự gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu rất đáng ấn tượng. Về dài hạn, tôm nước lợ cũng là mặt hàng có lợi thế và còn dư địa để phát triển, đặc biệt khi xâm nhập mặn tăng lên thì chúng ta càng phải tính tới đối tượng này.

Thịt lợn năm nay cũng ghi dấu ấn đậm nét khi đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay với khoảng trên 30 triệu con, trong đó đàn giống chiếm khoảng 10%. Đáng lưu ý, bộ giống lợn nước ta được đánh giá thuộc nhóm các nước có nền công nghệ hiện đại. Cùng với đó, đến nay 200 doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi lớn có thể sản xuất tới 25 triệu tấn công suất và năm nay đạt sản lượng 16,8 triệu tấn. Như vậy, chúng ta đủ cung cấp cho chăn nuôi lớn, kể cả cho đàn lợn, trâu, bò và gia cầm. Một điểm mạnh nữa là sự thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, 55% sản lượng của thịt lợn và gia cầm được nuôi trong những trang trại quy mô vừa và lớn. Đây là một bước tiến bộ rất lớn của ngành chăn nuôi.

Trong năm 2016 mặt hàng rau quả cũng có sự phát triển và gia tăng kim ngạch xuất khẩu vượt trội. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 1,9 tỷ USD, thấp hơn lúa gạo (đạt 2,4 tỷ USD) thì năm nay có sự đổi ngôi – kim ngạch xuất khẩu rau quả cán đích 2,4 tỷ USD; còn kim ngạch xuất khẩu lúa gạo năm nay đạt 1,9 tỷ USD - cho thấy tiềm năng, lợi thế của rau và quả Việt Nam còn rất lớn. Nếu chúng ta tập trung phát triển tốt lĩnh vực này thì trong thời gian ngắnkim ngạch xuất khẩu có thể tăng lên 3 tỷ USD, thậm chí nhiều hơn ở thời kỳ trung và dài hạn.

Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta nhìn chung vẫn là một nền nông nghiệp dựa trên quy mô hộ nhỏ lẻ là chính, sản xuất còn manh mún với tổng số 13,8 triệu hộ và 78 triệu miếng ruộng. Chính vì thế, việc thực hiện tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới đặt ra cấp bách nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất, đem lại đời sống ấm no và đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống văn hóa tinh thần và an ninh trật tự của khu vực nông thôn, nơi chiếm 70% diện tích và 46% lao động.

Vừa qua, cả Quốc hội, Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp đều thống nhất nút thắt đầu tiên cần phải tháo gỡ là đất đai. Nếu không tháo gỡ được rào cản về đất đai, không có một quy mô tập trung nhất định thì chúng ta không thể tổ chức sản xuất một cách hiệu quả theo chuỗi giá trị sâu và bền vững. "Muốn có một nền nông nghiệp hiệu quả và bền vững, chúng ta phải tổ chức lại sản xuất của hộ nông dân theo quy mô HTX gắn kết với doanh nghiệp làm sao hình thành được những chuỗi sản phẩm, vùng nông nghiệp tập trung, có quy mô hàng hóa nhất định; thứ hai chúng ta phải tập trung nhiều giải pháp KHCN, trong đó tập trung ứng dụng nhiều công nghệ cao để nền nông nghiệp nước ta có giá thành vừa phải, có thể cạnh tranh thành công trong hội nhập một cách bền vững” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định.

Không chỉ có vậy, trong  bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra khốc liệt ở cả 7 vùng kinh tế - xã hội, để thích ứng được chúng ta phải quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp; lựa chọn đối tượng sản xuất, quy mô sản xuất, công nghệ sản xuất để phù hợp với những tiến trình của biến đổi khí hậu, làm sao phát huy được những mặt tích cực mà biến đổi khí hậu đưa lại để chúng ta nhân yếu tố tích cực này ra và giảm thiểu những yếu tố tiêu cực do tác động của biến đổi khí hậu gây ra. Gần đây, Bộ NN&PTNT cùng với Bộ KHCN và các bộ ngành đang tập trung vào những vấn đề then chốt, trong đó có việc hình thành thị trường giao dịch về KHCN. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, chúng ta phải liên kết, phải có cơ chế để phát huy tối đa sức mạnh, lôi kéo doanh nghiệp, nông dân vào cuộc để thúc đẩy sản xuất – kinh doanh nông nghiệp. Điển hình như Lâm Đồng, vừa qua tất cả nông dân, doanh nghiệp vào cuộc cùng nhà nước làm khoa học, có như vậy chúng ta mới đảm bảo sản xuất có giá thành vừa phải, liên tục đưa ra sản phẩm cạnh tranh và hội nhập quốc tế được.

Năm 2017 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và Kế hoạch phát triển ngành 5 năm 2016 – 2020 trong bối cảnh những khó khăn thách thức được dự báo vẫn chưa giảm hơn so với năm 2016. Tuy vậy, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu thực hiện có hiệu quả 2 nhiệm vụ lớn là tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, thích ứng với biến đổi khí hậu trong điều kiện hội nhập; trong đó, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt 2,5-2,8%; tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành đạt 3,0 - 3,2%; kim ngạch xuất khẩu đạt 32,0 - 32,5  tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,45%;  tỷ lệ xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới đạt 28-30%. Năm 2017, Bộ tiếp tục xác định là Năm cao điểm hành động về chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng cần có biện pháp quyết tâm, đồng bộ hơn. Về quản lý ngành, phải rà soát từ Trung ương đến địa phương để làm sao có một sự đổi mới theo hướng quyết liệt, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cho người dân thuận lợi, thông thoáng hơn.  Năm 2017 Bộ sẽ tập trung tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng rà soát tập trung 3 trục sản phẩm, gồm:(i) Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia: là những sản phẩm chủ lực có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên và thịt lợn, rà soát điều chỉnh quy hoạch; xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị và ứng dụng giống mới, quy trình sản xuất tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao; (ii) Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh/Thành phố: các địa phương căn cứ lợi thế và điều kiện cụ thể, lựa chọn nhóm sản phẩm chủ lực của địa phương để quy hoạch và phát triển theo hướng như sản phẩm quốc gia nhưng quy mô cấp địa phương; (iii) Nhóm sản phẩm vùng/miền: là những đặc sản nhưng có quy mô nhỏ, sẽ được xây dựng và phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới ở xã theo mô hình "Mỗi làng, xã một sản phẩm".  “Tất cả các trục này, khi định dạng, hình thành xong phải có vùng sản xuất tập trung, phải có doanh nghiệp làm nòng cốt, đặc biệt khu vực trục sản phẩm quốc gia, tỉnh và phải có khoa học công nghệ, chính sách tác động, nhất là khâu tổ chức sản xuất, cần hình thành các hợp tác xã để tập trung sự liên kết…” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Cùng với đó, Bộ sẽ triển khai thực hiện quyết liệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước. Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí mới theo hướng sáng tạo hơn, gần gũi với từng vùng miền; qua đó, chúng ta cần huy động được tổng lực sức mạnh của cả xã hội cùng với nguồn ngân sách tập trung mà Trung ương vừa phân bổ trong vốn trung hạn để chúng ta thực hiện tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới phát triển nhanh hơn, đạt mục tiêu nhưng phải bền vững./.

Nguồn: văn phòng Bộ
phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do