• Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 4
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Ảnh 8
  • Ảnh 1
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 10
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 2
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 9
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Ảnh 11
  • Ảnh 7
  • Ảnh 5
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Hệ thống Biogas
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 6
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Ảnh 3
  • Video phát sóng trên truyền hình 2015
Tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

APEC 2017: Nhiều định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững

21/08/2017

Ngày 20/8/2017, các cuộc của Nhóm công tác APEC về Công nghệ sinh học nông nghiệp (HLPDAB) và Hợp tác kỹ thuật nông nghiệp (ATCWG) đã chính thức khai mạc. 
 
 
Ông Trần Kim Long Vụ trưởng Vụ HTQT, Bộ NNPTNT
 
Phát biểu tại Nhóm công tác ATCWG, ông Trần Kim Long – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT nhấn mạnh: “Hợp tác và tập hợp các nguồn lực của các nền kinh tế trong khu vực có vai trò nòng cốt trong việc đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế trong khu vực”. Cuộc họp của nhóm xoay quanh vấn đề tăng cường các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, ứng phó với các thách thức an ninh lương thực, thúc đẩy phát triển nhiên liệu sinh học bền vững, ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu, tăng cường năng lực thích ứng và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào toàn bộ chuỗi sản xuất nông nghiệp….
 
Cuộc họp Nhóm công tác HLPDAB, tập trung trao đổi về các nội dung: Thúc đẩy áp dụng và chia sẻ kinh nghiệm áp dụng mô hình hợp tác công tư nhằm thu hút đầu tư vốn và khoa học công nghệ vào phát triển nghiên cứu công nghệ sinh học trong sản xuất nông thủy sản; Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về công nghệ sinh học nông nghiệp thông qua hợp tác trong khu vực APEC; Vai trò của công nghệ sinh học nông nghiệp trong ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững; và Ứng dụng công nghệ mới trong đánh giá an toàn sinh học. 
 
 
Trong ngày 20/8, 4 Hội thảo kỹ thuật đã tiếp tục diễn ra như sau:
 
Hội thảo kỹ thuật về “Xây dựng hệ thống sản xuất và tiêu thụ nông sản thích ứng – Tiếp cận liên ngành sử dụng thông tin khí hậu phục vụ an ninh lương bền vững” bước sang ngày làm việc cuối cùng. Qua 3 ngày hội thảo đã có 25 bài phát biểu/trình bày về việc sử dụng các thông tin về thời tiết/khí hậu cho sản xuất nông nghiệp, các phương pháp, công cụ thu thập, phân tích số liệu, chia sẻ thông tin về khí hậu thời tiết trong dự báo tác động đến sản xuất, năng suất và an ninh lương thực. Các đại biểu nhất trí sẽ báo cáo Nhóm công tác về Chính sách an ninh lương thực (PPFS) xem xét, đưa vào Kế hoạch hành động về an ninh lương thực một số khuyến nghị như sau:
 
- Áp dụng cách tiếp cận liên ngành trong việc cung cấp/chia sẻ và sử dụng thông tin khí hậu, không chỉ các dự báo khí tượng mà gồm tất cả các thông tin khí hậu liên quan cho toàn hệ thống sản xuất, chế biến/tiêu thụ có liên quan đến vấn đề lương thực thực phẩm. 
 
- Tầm quan trọng của việc hợp tác và chia sẻ thông tin/kiến thức/kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng BĐKH giữa các nền kinh tế APEC, để bảo đảm sản xuất lương thực và an ninh lương thực bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.   
 
- Sự cần thiết phải cải thiện hệ thống dự báo khí hậu cho ngành nông nghiệp, xây dựng, đánh giá các mô hình dự báo/ứng dụng các thông tin thời tiết vào thực tế sản xuất nhằm đưa ra các phương pháp dự báo chính xác cho người nông dân và các doanh nghiệp. Người nông dân và các doanh nghiệp sẽ là chủ sở hữu các thông tin, bao gồm cả các thông tin về tiêu dùng, quản lý và lãng phí lương thực cũng như các số liệu về giảm thiểu và thích ứng với BĐKH. 
 
- Sự cần thiết hình thành hệ thống theo dõi, đánh giá việc sử dụng các thông tin khí hậu, đánh giá tác động đối với hệ thống sản xuất lương thực.
 
- Tăng cường liên kết giữa nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu với đối tượng sử dụng thông tin để tìm ra cách thức phù hợp trong chuyển giao kiến thức/kết quả nghiên cứu và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho người dân. 
 
- Cần tính toán chi phí - lợi ích của các biện pháp thích ứng sẽ được áp dụng và các chi phí cần thiết để có được thông tin phù hợp và thiết lập các kênh truyền thông hiệu quả và có chi phí hợp lý cho người sản xuất nhất là các đối tượng nông dân sản xuất nhỏ.
 
 
Phát biểu tại Hội thảo kỹ thuật về “Chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông thôn hướng tới an ninh lương thực và tăng trưởng về chất lượng” sáng 20/8, ông Phạm Văn Điển, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN&PTNT đã giới thiệu về Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của Việt Nam, với mục tiêu nâng cao đời sống của người dân thông qua phát triển nông nghiệp bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh cao, đảm bảo an ninh lương thực. 
 
Đại diện của nhiều nền kinh tế đã trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông thôn, mối liên hệ giữa nông thôn - thành thị, quản trị, phối hợp liên ngành - liên vùng, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn - thành thị, sự tham gia của người dân, vai trò của doanh nghiệp, vấn đề kinh tế nông thôn và nguồn lực cho phát triển nông thôn. Một số nội dung trao đổi tại Hội thảo sẽ được Nhóm công tác PPFS xem xét trong quá trình xây dựng kế hoạch hành động, đó là: 
 
- Phát triển nông thôn phải được xem xét một cách tổng thể, toàn diện, bao gồm cả các khía cạnh khác như các dịch vụ xã hội (giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng ...), môi trường và văn hóa.
 
- Nông thôn và thành thị có mối liên hệ, tương tác với nhau. Để phát triển bền vững cần phải phát triển nông thôn và thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Phát triển nông thôn là quá trình lâu dài, cần có những ưu tiên cụ thể trong từng giai đoạn phát triển trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế.
 
- Cần có hệ thống cơ sở dữ liệu về phát triển nông thôn để theo dõi, đánh giá tiến trình phát triển.  
 
- Nâng cao vai trò của người dân và cộng đồng địa phương. 
 
- Khuyến khích, tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển nông thôn.
 
- Tăng cường chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giữa các nền kinh tế đang phát triển về phát triển nông thôn hướng tới an ninh lương thực và tăng trưởng về chất lượng.
 
Hội thảo kỹ thuật về “Thực hành nông nghiệp thông minh với BĐKH và các chính sách liên quan đến An ninh lương thực và Tăng trưởng bền vững” được tổ chức chiều 20/8. Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đã nêu rõ “nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu (CSA) là một giải pháp canh tác hữu hiệu ứng phó BĐKH, bảo đảm tăng năng suất, sản lượng và Việt Nam đã áp dụng nhiều mô hình CSA khác nhau trong sản xuất lúa, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp”.
 
Đại diện của một số nền kinh tế đã chia sẻ kinh nghiệm về triển khai CSA và những chính sách liên quan để phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo an ninh lương thực trong các bối cảnh kinh tế, xã hội và văn hóa khác nhau. Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã chia sẻ về “Vai trò của công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam”, trong đó nhấn mạnh về vai trò các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống khuyến nông viên và những chương trình trao đổi học tập giữa nông dân với nông dân. 
 
CSA là một giải pháp "hai bên cùng có lợi", việc hợp tác và chia sẻ thông tin về các thực hành nông nghiệp thông minh với BĐKH là rất cần thiết giữa các nền kinh tế APEC, đảm bảo sản xuất lương thực bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.   
Hội thảo “Chuỗi giá trị lương thực thúc đẩy phát triển nông thôn- đô thị khu vực châu Á- Thái Bình Dương”, một trong những hội thảo quan trọng trong Tuần lễ An ninh lương APEC 2017 đã diễn ra chiều 20/8. Hội thảo xoay quanh vấn đề chia sẻ các mô hình thành công trong phát triển chuỗi giá trị thực phẩm để cung cấp thực phẩm an toàn và đảm bảo an ninh lương thực cho các nền kinh tế APEC và toàn khu vực, đồng thời đưa ra các giải pháp để tăng giá trị cho các sản phẩm đầu ra và phân phối lợi ích một cách công bằng cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị, đặc biệt là nông dân ở góc xa nhất của chuỗi giá trị. Sự phát triển của chuỗi giá trị lương thực bền vững có thể mở ra con đường thoát nghèo quan trọng cho hàng triệu hộ nghèo của các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực APEC.
 
“Một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành theo hướng gia tăng giá trị và phát triển bền vững nên chúng tôi đánh giá cao cơ hội tham dự hội thảo ngày hôm nay và tin rằng Việt Nam có thể học hỏi từ các nền kinh tế thành viên rất nhiều về phát triển hệ thống chuỗi giá trị lương thực” – ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết.
 
Hội thảo có sự tham gia đông đảo của các nước thành viên khu vực APEC và được các đại biểu thảo luận sôi nổi. Dự kiến đây sẽ là một nội dung được đưa vào Kế hoạch hành động thực hiện Khung chiến lược APEC về phát triển nông thôn - đô thị bền vững để tăng cường an ninh lương thực và tăng trưởng chất lượng.
 
Trong  ngày 21/8, cùng 2 cuộc họp thường niên: Diễn đàn đối tác chính sách An ninh lương thực (PPFS) và Nhóm công tác Đại dương và Nghề cá (OFWG), triển lãm APEC về sản phẩm lương thực và công nghệ mới trong nông nghiệp sẽ được khai mạc và diễn ra đến hết ngày 25/8./.
 
Nguồn: omard.gov.vn
phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do