Nông dân đất Cảng “say” mô hình chăn nuôi sạch
25/12/2014
Và dự báo, năm 2014 sẽ còn tăng cao hơn. Trong đó, những trang trại có quy mô lớn ngày càng phát triển và hoạt động khá ổn định.
Để duy trì và phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn và bền vững, Hải Phòng đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó giải pháp hàng đầu là áp dụng quy trình VietGAHP (sản xuất chăn nuôi tốt, đạt các tiêu chí của Bộ NNPTNT nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khoẻ, an sinh xã hội cho người lao động).
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng phòng Chăn nuôi, Sở NNPTNT Hải Phòng cho biết, từ những mô hình thí điểm triển khai năm 2010, đến nay quy trình VietGAHP được áp dụng rộng rãi trên nhiều đối tượng, phù hợp với cả hình thức chăn nuôi trang trại lẫn nông hộ.
Tại các địa phương, vùng chăn nuôi an toàn được hình thành với số cơ sở áp dụng VietGAHP ngày càng tăng. Hiện nay, Hải Phòng là địa phương dẫn đầu cả nước về chăn nuôi an toàn với 1.600 cơ sở đang áp dụng VietGAHP.
Trao đổi với phóng viên NTNN, bà Trịnh Thị Kim Anh- điều phối viên BQL Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) cho biết, song song với chăn nuôi an toàn, việc đảm bảo an toàn VSTP tại các khâu giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm đang được TP.Hải Phòng đặc biệt quan tâm. Thông qua Dự án LIFSAP, thành phố đã hỗ trợ nâng cấp, xây mới 36 cơ sở giết mổ và 500 quầy hàng thực phẩm tại 22 chợ đảm bảo vệ sinh.
Với chương trình thiết lập chuỗi thực phẩm an toàn, đến nay TP.Hải Phòng đã xây dựng được 78 nhóm, tổ hợp tác, hợp tác xã vởi tổng số 1.600 hộ chăn nuôi VietGAHP liên kết tiêu thụ sản phẩm với các cơ sở giết mổ, chợ thực phẩm đảm bảo vệ sinh; hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm bền vững và hiệu quả cho trên 500 trang trại chăn nuôi.
Theo lãnh đạo Sở NNPTNT Hải Phòng, chủ trương phát triển chăn nuôi của thành phố tới đây, vẫn tiếp tục mở rộng vùng GAP. Bởi, ngoài hiệu quả về kinh tế (chăn nuôi theo mô hình VietGAHP thu lãi thuần 200-300 triệu đồng/trang trại/năm), thì hiệu quả về môi trường, xã hội là rất lớn.
Hơn nữa, thành phố hiện cũng mới có 25% sản lượng thịt là sản phẩm tham gia chuỗi liên kết thực phẩm an toàn. Trong khi, Dự án LIFSAP lại sắp kết thúc (đến năm 2015). Đồng nghĩa với đó, sự hỗ trợ của dự án sẽ không còn.
Vì vậy, ngoài quyết tâm lớn của địa phương, Trung ương cũng cần tiếp tục hỗ trợ đắc lực về cơ chế, chính sách cho Hải Phòng để địa phương này hiện thực hoá được chủ trương tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.