Xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp sinh học luôn là lựa chọn được ưu tiên vì không những góp phần giảm ô nhiễm môi trường chăn nuôi mà còn giúp hộ dân tăng nguồn thu nhập từ bán các sản phẩm có liên quan như phân ủ hữu cơ, phân giun, giun,…
Thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2015, Ban Quản lý dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp tổ chức các lớp đào tạo cho nông dân, cán bộ khuyến nông về các công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp trong chăn nuôi. Mục tiêu của lớp tập huấn là đào tạo tiểu giáo viên (TOT) cho các 10 tỉnh tham gia dự án nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng để đào tạo cho nông dân của các tỉnh, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về môi trường trong chăn nuôi và nâng cao thu nhập.
Xử lý chất thải trong chăn nuôi là vấn đề bức xúc hiện nay của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên lựa chọn biện pháp nào để xử lý lại phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng hộ dân. Hiện tại có 3 phương pháp xử lý sinh học các chất thải chăn nuôi được khuyến cáo chính gồm: khí sinh học (biogas), ủ phân hữu cơ, nuôi giun (trùn). Ngoài ra còn có rất nhiều các biện pháp khác được áp dụng như phơi khô phân trâu bò để bán, xử lý bằng men vi sinh,…
Lớp TOT tại Phú Thọ
Lớp TOT tại Vinh
Lớp TOT tại Cần Thơ
Trong chương trình đào tạo 2015, Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp đã tổ chức 03 lớp tập huấn tại Phú Thọ, Nghệ An và Cần Thơ cho khoảng 120 tiểu giáo viên. Tham dự các lớp tập huấn, học viên được chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về các nội dung liên quan đến xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp xử lý sinh học như ủ phân hữu cơ và nuôi giun (trùn). Sau phần lý thuyết, học viên được trực tiếp thực hành trực tiếp các bước trong quy trình xử lý chất thải chăn nuôi.
Các nhóm thực hành ủ phân hữu cơ (lớp TOT Phú Thọ)
Thảo luận nhóm về lợi ích của nuôi giun (Lớp TOT Cần Thơ)
Trao chứng nhận cho các học viên của lớp TOT tại Nghệ An
Theo ông Lê Toàn, Ban Quản lý dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp tỉnh Phú Thọ “Đào tạo tiểu giáo viên cho các tỉnh tham gia dự án là điều rất cần thiết. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt để các Ban quản lý dự án tỉnh tiếp tục triển khai, truyền đạt những công nghệ Nông nghiệp các bon thấp tới nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính. Phú Thọ sẽ sớm triển khai các lớp tập huấn cho nông dân trong trong năm 2015”.
Kế hoạch trong thời gian tới, Ban Quản lý dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp sẽ tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo TOT về xử lý chất thải trong lĩnh vực trồng trọt và nuôi trồng thủy sản.