• Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Hệ thống Biogas
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 3
  • Ảnh 9
  • Ảnh 6
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Ảnh 2
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Ảnh 5
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 7
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 1
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 8
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Ảnh 10
  • Ảnh 11
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Ảnh 4
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Hoạt động APMB
Tin từ các Dự án trực thuộc Ban

Đại Thắng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế

15/07/2015
Nằm sát sông Đào, lại có vùng bối Đồng Tâm dài gần 4km, hằng năm, xã Đại Thắng (Vụ Bản) được bồi đắp một lượng phù sa lớn cho ruộng đồng, là điều kiện thuận lợi cho các hộ dân phát triển sản xuất. Để hỗ trợ nhân dân khai thác hiệu quả lợi thế này, Đảng ủy, UBND xã đã tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và động viên nhân dân tiếp nhận chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật và ứng dụng quy trình kỹ thuật sản xuất mới.


 (Chăm sóc ruộng cấy khảo nghiệm giống lúa Vân Quang 14 tại HTX Quyết Thắng, xã Đại Thắng.)

      Trên cơ sở điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của người dân, xã đã quy hoạch đất nông nghiệp thành từng vùng sản xuất chuyên canh, bao gồm: vùng sản xuất lúa hàng hóa, vùng trồng rau màu, vùng cây dược liệu và vùng nuôi thủy sản. Đồng thời xã chủ trương giao ổn định cho mỗi hộ phát triển mô hình kinh tế VAC ít nhất từ 1-3 mẫu đất khu vực nội đồng và từ 5-7 mẫu thuộc khu vực thùng đào, thùng đấu ven đê bối Đồng Tâm để nhân dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Hiện tại, xã Đại Thắng đã có hơn 100 hộ có diện tích đất chuyển đổi tập trung phát triển kinh tế theo mô hình trang trại, gia trại tổng hợp. Trong đó có 19 trang trại và hàng chục gia trại tập trung ở các thôn Phong Vinh, Hồng Tiến, Thống Nhất tổ chức sản xuất theo công thức: trồng lúa kết hợp nuôi cá ở vụ xuân, chuyên nuôi cá trong vụ mùa kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhiều hộ như gia đình các ông: Trần Văn Thảo, Vũ Hoài Nam, Trần Văn Hữu, Trần Xuân Lại… xây dựng mô hình trang trại trồng cây cảnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Gia đình ông Trần Văn Thảo trồng cây cảnh nghệ thuật và cây phôi các loại trên diện tích chuyển đổi từ ruộng trũng. Trung bình mỗi năm, gia đình ông xuất bán được hàng vạn cây phôi, thu gần 1 tỷ đồng. Cùng với quy hoạch vùng sản xuất, xã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống đường giao thông, thủy lợi nội đồng đảm bảo thuận lợi cho việc tưới tiêu, cơ giới hóa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Từ năm 2011 đến 2013, xã đã đầu tư gần 2 tỷ đồng đào đắp toàn bộ hệ thống đường giao thông nội đồng. Trong đó riêng năm 2013, xã đã nạo vét 41 tuyến kênh mương với khối lượng đào đắp 4.800m3 đất; tu bổ, ấp trúc 12 bờ vùng, sửa chữa 103 cống các loại và nạo vét các bể hút của các trạm bơm với tổng kinh phí trên 400 triệu đồng. UBND xã chỉ đạo Ban Nông nghiệp xã, 3 HTXDVNN phối hợp với các đoàn thể tổ chức khảo nghiệm, lựa chọn các giống cây trồng phù hợp và tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho xã viên. Đồng thời chỉ đạo Hội Nông dân, Hội Phụ nữ thực hiện tín chấp với Ngân hàng CSXH và Ngân hàng NN và PTNT cho trên 1.000 hộ dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất với tổng dư nợ gần 15 tỷ đồng. Được sự khuyến khích, tạo điều kiện của xã, người dân đã mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp, mở rộng các mô hình sản xuất, chăn nuôi theo hướng sản xuất nông sản hàng hóa. Vụ xuân 2014, Ban Nông nghiệp xã đã vận động bà con áp dụng kỹ thuật gieo sạ trên diện tích 360ha thay cho phương pháp cấy truyền thống. Đặc biệt trong thời điểm có rét hại đầu vụ, Ban Nông nghiệp xã hướng dẫn xã viên vãi mộng bằng tay thay cho dùng công cụ sạ hàng để tiết kiệm giống và tránh rét do hạt giống được ném chìm xuống dưới lớp bùn non. Đồng thời thực hiện phương thức gieo mạ dầy đầu luống để có mạ dự trữ cấy dặm những diện tích mạ bị chết cục bộ. Nhờ đó, toàn bộ diện tích gieo sạ của xã không có lúa chết rét, lúa phát triển đồng đều. Bên cạnh đó, xã còn tiến hành trồng khảo nghiệm 6ha giống lúa Vân Quang 14 với đặc tính cảm ôn, ngắn ngày, có khả năng chống chịu tốt để đưa vào sản xuất đại trà trên diện tích cánh đồng mẫu lớn trong vụ mùa 2014. Cùng với sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây, nhân dân trong xã đã mở rộng diện tích trồng cây dược liệu quý như ngưu tất, huyền sâm, mang lại nguồn thu đáng kể cho các gia đình, góp phần nâng cao đời sống người dân. Đến nay, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp hằng năm của xã bình quân đạt từ 8-10%. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 18 triệu đồng/năm. Trong đó có 17,5% số hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm; 61% hộ có thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo chỉ còn 4,7%, chủ yếu là các trường hợp già cả, cô đơn không nơi nương tựa. Không chỉ hướng dẫn nhân dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào canh tác, xã Đại Thắng còn là điển hình trong việc chủ động kêu gọi, tạo điều kiện cho các tổ chức nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp sản xuất vật tư nông nghiệp triển khai xây dựng mô hình thí điểm và áp dụng thử nghiệm kết quả nghiên cứu khoa học trước khi nhân ra diện rộng. Nhiều mô hình liên kết giữa nhân dân trong xã với các tổ chức nghiên cứu thực hiện trên địa bàn xã đã mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Phối hợp với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH và CN (Sở KH và CN) xây dựng mô hình sử dụng phân bón có nguồn gốc sinh học trong canh tác cây màu vụ đông; phối hợp với Viện Công nghệ Sinh học (Bộ KH và CN) trình diễn mô hình sử dụng bếp hồng ngoại trong sinh hoạt thay cho bếp than tổ ong mà người dân đang sử dụng… Hiện tại, hàng chục hộ dân trong xã đang tích cực tham gia dự án LCasp (nông nghiệp các-bon thấp) để làm sạch môi trường chăn nuôi, sử dụng năng lượng tái tạo sau chăn nuôi vào sinh hoạt và canh tác thông qua hệ thống hầm khí bi-ô-ga bằng nhựa composite. Việc thực hiện các mô hình, dự án này ở Đại Thắng còn phát huy hiệu quả làm chuyển biến nhận thức, tư duy của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, hình thành các tác phong khoa học, tìm hiểu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để đạt giá trị cao./.

Nguồn: Nguyễn Hương – Báo Nam Định. 

Nguồn: Dự án LCASP
phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do