Hoàng Thu Hà
Cơ sở hạ tầng nông thôn khu vực miền núi phía Bắc thường bị tác động bởi tình trạng xói mòn, sạt lở. Dự báo tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bão, lũ gia tăng – hệ quả của biến đổi khí hậu. Công nghệ sinh học sử dụng cây cỏ cho các mục đích kỹ thuật, đặc biệt cho việc kiểm soát xói mòn, sạt lở trên các sườn dốc là một giải pháp bảo vệ được áp dụng rộng rãi trên thế giới, nhưng chưa được sử dụng nhiều ở Việt Nam mặc dù hiệu quả về nhiều mặt.
Để hỗ trợ đầu tư giảm thiểu rủi ro thiên tai và phát triển kinh tế xã hội cho khu vực này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thực hiện Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc” bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), khoản vay 2682-2683 VIE(SF) trên địa bàn 15 tỉnh miền núi phía Bắc.
Cùng với triển khai Dự án trên, Liên Hợp Quốc (UNDP) và ADB đã phối hợp viện trợ không hoàn lại từ Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) để thực hiện Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc”; với mục tiêu áp dụng những công nghệ sinh học hiệu quả nhằm tăng cường khả năng chống chịu của các công trình hạ tầng nông thôn trước những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu; đồng thời hỗ trợ một khung chính sách cho phép nhân rộng các mô hình ra các địa phương.
Sạt lở đường giao thông tại Bắc Kạn Sạt lở bờ sông tại Chợ Mới, Bắc Kạn
Theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT và ADB, Trung tâm Quốc tế quản lý môi trường (ICEM) đã nghiên cứu, thực hiện một hợp phần Dự án. Nội dung chủ yếu là xây dựng 4 mô hình trình diễn, hai mô hình ứng dụng giải pháp công nghệ sinh học bảo vệ, chống sạt lở mái dốc kè bờ sông, suối tại Bắc Kạn và Sơn La, hai mô hình chống sạt lở mái dốc đường giao thông tại Sơn La và Thái Nguyên.
Tại Bắc Kạn, khu vực thí điểm nằm trên bờ trái sông Thanh Mai, một phụ lưu sông Cầu. Lưu vực sông Thanh Mai tại Bản Phát rộng khoảng 59,7 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình năm xấp xỉ 1,6 m3/s. Các giải pháp thí điểm sẽ được áp dụng trên đoạn bờ sông dài 106m, có một đoạn dốc cao khoảng 8 m kéo từ chân kè đến đỉnh bờ sông, diện tích toàn đoạn dốc khoảng 800 m2.
Tại Sơn La, khu vực thí điểm nằm trên bờ trái suối Muội, chảy qua xã Thôm Mòn và Chiềng Ly là một phụ lưu của sông Đà. Khu vực này cách đập Phai Mòn khoảng 100 m về phía thượng lưu. Các giải pháp thí điểm sẽ được áp dụng trên đoạn bờ sông dài 111m, trong đó 28 m phía thượng lưu nằm trong địa phận xã Thôm Mòn và 83 m hạ lưu thuộc xã Chiềng Ly, diện tích đoạn dốc 750 m2.
Tại Thái Nguyên, khu vực thí điểm nằm phía Đông đèo Nhau, tuyến đường hạ thấp dần độ cao từ phía đỉnh đèo và liên tục gấp khúc, với một taluy dương dốc đứng mạn phía Bắc, liền kề là đoạn tường đỡ và taluy âm ở cả 2 bên. Các giải pháp thí điểm sẽ được áp dụng trên đoạn taluy dương dài 94 m và taluy âm dài 87 m. Tổng diện tích mái dôc trên taluy dương và taluy âm 3763 m2.
Tại Sơn La, khu vực thí điểm nằm trên một phía đường 108 – Mường É. Các giải pháp thí điểm s�� được áp dụng trên taluy dương bên phải đường với chiều dài 102 m, khu vực mái dốc sẽ có diện tích 1.700 m2.
Khu vực thí điểm tại Taluy dương, Thái Nguyên Khu vực thí điểm tại taluy âm, Thái Nguyên
Với kè Thanh Mai, Bắc Kạn 7 giải pháp kỹ thuật đã được lựa chọn để áp dụng thí điểm, 6 giải pháp trong số này liên quan đến cây cỏ, 1 giúp bảo vệ chân bờ sông (đá hộc xếp gia cố bằng cọc cây tươi) và 5 giúp bảo vệ mái dốc. Ngoài ra, có một đoạn đá hộc xếp không gia cố bằng cây tươi gần đoạn dùng cừ bó hom cây tươi. Các giống cây được sử dụng là cây Si, cây Pượu đều là những giống cây bản địa được khai thác từ nguồn địa phương và cỏ vetiver.
Với kè Thôm Mòn, Sơn la 7 giải pháp kỹ thuật đã được lựa chọn để áp dụng thí điểm, 6 giải pháp trong số này liên quan đến cây cỏ, 1 giúp bảo vệ chân bờ sông (đá hộc xếp gia cố bằng cọc cây tươi) và 5 giúp bảo vệ mái dốc. Giải pháp không sử dụng cây cỏ là lớp gabion được dùng để bảo vệ phần lòng sông bị xói mòn. Các giống cây được sử dụng là Mạy chạy và Mạy chạy nặm là gống cây bản địa được khai thác từ nguồn địa phương và cỏ vetiver.
Cây Pượu Cỏ Vetive
Dự án bảo vệ mái dốc Đèo Nhau, Thái Nguyên với 8 giải pháp kỹ thuật công nghệ sinh học đã được lựa chọn để áp dụng thí điểm; 7 giải pháp trong số này liên quan đến cây cỏ. Ngoài ra, một hệ thống bậc thang tiêu năng sẽ được xây dựng bằng gabion, giải pháp gia cố mái dốc bằng đổ đá sẽ được sử dụng để bảo vệ rãnh thoát nước ở phần taluy âm, cùng với một đập giảm tốc nhỏ bằng cây tươi. Các giống cây, cỏ được sử dụng là cây Chuỗi ngọc, Găng, cỏ Chít, cỏ lá Gừng sẽ được khai thác từ nguồn địa phương và cỏ Vetiver.
Tiểu dự án số 31 Sơn La, sẽ xây dựng với 5 giải pháp thí điểm công nghệ sinh học. Ngoài ra, chân mái dốc sẽ được bảo vệ bởi một đoạn tường đỡ hẹp bằng bê tông cốt thép, hố thu nước và rãnh thoát nước được xây ở bên đường, hai thang tiêu năng thoát nước được xây bằng gabion. Các giống cây, cỏ được sử dụng là cây Găng, cỏ May, cỏ lá Gừng sẽ được khai thác từ nguồn địa phương và cỏ Vetiver.
Việc thi công xây dựng được lựa chọn từ các nhà thầu đang thực hiện dự án vốn vay, huy động tối đa lao động tại chỗ với những công việc phù hợp.
Người dân tham gia xây dựng Kè Thanh Mai Người dân tham gia trồng cây mái tay luy âm
Chi phí xây dựng các mô hình thí điểm riêng phần công nghệ sinh học khá thấp. Đối với kè sông, chi phí giải pháp sinh học thấp nhất chỉ bằng 9,5%, cao nhất chỉ bằng 22,8% so với chi phí các giải pháp bảo vệ mái dốc truyền thống sử dụng tấm bê tông đúc sẵn. Đối với bảo vệ mái dốc đường giao thông giải pháp thấp nhất chỉ bằng 8,9%, cao nhất chỉ bằng 25,5% so với chi phí các giải pháp bảo vệ mái dốc truyền thống sử dụng ốp bê tông.
Kỹ thuật Kè sông
|
Chí phí (đồng/m2)
|
Kỹ thuật Mái dốc đường
|
Chi phí (đồng/m2)
|
Hom cọc cây tươi
Cây Pượu/cây Mạy chạy
|
78.525
|
Cỏ ngắn địa phương
Cỏ Gừng/ cỏ May
|
75.174
|
Bó hom cây tươi
Cây Pượu/cây Mạy chạy
|
137.200
|
Hàng rào hom cây
Cành Găng
|
178.675
|
Hàng rào hom cây tươi
Cây Pượu/cây Mạy chạy/cây Si
|
191.100
|
Cọc cây tươi trồng đứng
Cây Chuỗi ngọc
|
178.675
|
Cỏ Vetiver
|
149.900
|
Cỏ Vetiver
|
167.065
|
Tấm bê tông đúc sẵn trong khuôn bê tông
|
835.200
|
Ốp bê tông
|
840.645
|
Các mô hình thí điểm sau khi xây dựng xong đã được chuyển giao để địa phương quản lý, bảo vệ và khai thác lâu dài. Đền nay, hai mô hình kè sinh học bảo vệ bờ sông, suối tại Bắc Kạn và Sơn La đã qua 2 mùa lũ, trong đó có những trận lũ lớn nhưng vẫn đảm bảo an toàn, chân kè ổn định, các cây trồng bảo vệ phát triển tốt. Công trình bảo vệ mái dốc đèo Nhâu, Thái Nguyên đã qua 1 mùa lũ cũng ổn định, cây cỏ phát triển đều.
Mái Taluy dương sau trồng 2 tháng Mái Taluy âm sau trồng 2 tháng
Kết quả giám sát đánh giá của ICEM sau khi thi công xây dựng tại các mô hình đều cho kết quả tốt. Những hình ảnh giám sát đối với cây Pượu tại Kè Thanh Mai, Bắc Kạn cho thấy kết quả đó.
|
|
Kết quả giám sát hình ảnh sau trồng 1 tháng
|
Kết quả giám sát hình ảnh sau trồng 3 tháng
|
|
|
Kết quả giám sát hình ảnh sau trồng 5 tháng
|
Toàn cảnh mô hình sau 13 tháng
|
"Mô hình thí điểm tại xã Thôm Mòn gần với công trình truyền thống sử dụng toàn rọ đá nên có thể so sánh hiệu quả bước đầu: được xây dựng trên đọan bờ suối Muội dài 111m đã và đang sạt lở, đe dọa công trình thủy lợi Phai Mòn và ruộng đất của người dân địa phương, các giải pháp công nghệ sinh học dù đã qua hai mùa lũ lớn, đặc biệt trận lũ tháng 8 vừa qua gây ngập toàn bộ khu vực thí điểm, nhưng theo quan sát của chúng tôi, đã chống chịu được với lũ và vẫn an toàn, đặc biệt các rọ đá phía dưới vẫn ổn định, các cây trồng bản địa và cỏ Vetiver đều phát triển tốt, tỷ lệ cây chết thấp. Chỉ sau một thời gian nữa rễ cây sẽ bám sâu vào các rọ đá, tăng độ vững chắc cho các rọ đá. Tôi tin rằng nếu được chăm sóc, bảo dưỡng tốt, các giải pháp sinh học sẽ có độ bền vững cao hơn cả mô hình truyền thống"
(Nam, 30 tuổi, Doanh nghiệp Thanh Tùng)
|
Công nghệ sinh học có thể bảo vệ hầu như tất cả các loại mái dốc khỏi xói lở bề mặt, có thể nâng cao khả năng chống chịu với tình trạng xói mòn, sat lở trên mái dốc do hệ quả của biến đổi khí hậu. Công nghệ sinh học có thể sử dụng cho tất cả các taluy dương, taluy âm và bờ kè trơ trụi, những nơi có nguy cơ xói lở hình thành rãnh lớn, tất cả các mái dốc có nguy cơ sạt nông (<500mm). Ngoài ra, công nghệ sinh học còn mang lại hiệu quả môi trường, có thể tăng sinh kế cho người dân, dễ thực hiện, thi công nhanh và chi phí thấp.
|
|
Thực địa tại Hội thảo 3 Sơn La tháng 11/2013
|
Hội thảo 6 Bài học kinh nghiệm tháng 10/2016
|
Trong quá trình triển khai thực hiện các mô hình, Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp cùng với các chuyên gia tư vấn quốc tế ICEM đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng của Bộ NN&PTNT tổ chức nhiều cuộc hội thảo giới thiệu, trao đổi, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện từng giai đoạn của dự án. Qua đó, giúp các cơ quan, đơn vị liên quan từ chủ quản đầu tư, chủ dự án, các Ban quản lý dự án địa phương, nhân dân khu vực dự án và tư vấn nhận thấy cần tiếp tục sử dụng công nghệ sinh học. Việc tính toán lựa chọn các giải pháp công trình và phi công trình phải gắn với thực tiễn địa hình, địa chất khu vực và ưu tiên sử dụng loại cây trồng bản địa có sẵn tại địa phương. Đồng thời, các bên cũng nhận thấy việc tổ chức chăm sóc, bảo dưỡng, bảo vệ khu vực triển khai mô hình thí điểm giao cho địa phương phải thực hiện nghiêm túc để tiếp tục theo dõi, đánh giá tính khả thi, đáp ứng công tác xây dựng chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn nhằm triển khai nhân rộng trên toàn khu vực miền núi phía Bắc./.
|