Ngày 22/4, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị tổng kết năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 của dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm - khoản vay bổ sung (LIFSAP-AF).
(Hội nghị tổng kết năm 2016 và kế hoạch 2017)
Dự án LIFSAP-AF tổng mức đầu tư của dự án gần 54,7 triệu USD, trong đó, vốn ODA là gần 44,7 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ là 3,76 triệu USD và vốn tư nhân là 6,24 triệu USD.
Thời gian thực hiện dự án trong 3 năm (2016-2018), triển khai tại 12 tỉnh thành: Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An, TPHCM, Long An, Đồng Nai và Lâm Đồng.
Mục tiêu dự án án tăng hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi thông qua việc áp dụng phương thức chăn nuôi an toàn (GAHP), giảm tỷ lệ chết vật nuôi, rút ngắn thời gian vỗ béo.
Dự án hỗ trợ các hộ chăn nuôi, lò mổ các chợ thực phẩm tươi sống đạt tiêu chuẩn về môi trường, thực phẩm tươi sống đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Dự án thực hiện phát triển chuỗi sản phẩm chăn nuôi, theo hướng chăn nuôi sạch từ trang trại đến bàn ăn.
Tính đến hết năm 2016, tổng dự án đã giải ngân 10,87 triệu USD (khoảng 245 tỷ đồng), đạt 100% kế hoạch. Năm 2017 tổng vốn kế hoạch được giao dự án triển khai gần 26 triệu USD, trong đó vốn từ WB là hơn 22 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ và tư nhân tham gia dự án.
Tính đến hết năm 2016, đã có gần 14.500 hộ chăn nuôi, với 735 nhóm hộ chăn nuôi theo phương thức an toàn GAHP tại trên 260 xã ở 12 tỉnh triên khai dự án.
Qua chương trình dự án, quy mô đàn lợn tại các hộ đạt bình quân gần 37,5 con/hộ, tăng hơn so mục tiêu 13,5%; đàn gà đạt 1.580 con/hộ, tăng gần 13% so mục tiêu.
Trong khi đó, cũng tính đến hết năm qua, có gần 240 cơ sở giết mổ được dự án hỗ trợ nâng câp hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động, đạt gần 92% với sới kế hoạch.
Đến nay, hơn 460 chợ thực phẩm tươi sống được chấp thuận hỗ trợ nâng cấp để đảm bảo an toàn thực phẩm, và đến này gần 410 chợ đã được đưa vào vận hành, sử dụng. Gần như 100% các chợ thực phẩm được hỗ trợ cải thiện khả năng xử lý chất thải, nước thải.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, dự án này sẽ tiếp tục giúp các hộ chăn nuôi tăng cường liên kết, thành tổ hợp tác, hợp tác xã, hình thành các chuỗi sản xuất chăn nuôi an toàn.
Năm 2017, phải tập trung nhân rộng mô hình chăn nuôi theo GAHP ở mô hình nông hộ tại 12 tỉnh, tăng chuỗi liên kết trong chăn nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao cơ sở giết mổ, chợ truyền thống, đặc biệt là khu kinh doanh buôn bán thực phẩm tươi sống.
Trước đó, trong giai đoạn 1 của dự án Lifsap (năm 2010-2015), WB đã tài trở tổng vốn hơn 79 triệu USD, tại 12 tỉnh, thành phố nói trên.
Các sản phẩm thuộc dự án LIFSAP có vai trò quan trọng và cần thiết đối với nền kinh tế, đời sống người dân, đã tạo chuyển biến mạnh mẽ cho ngành chăn nuôi Việt Nam thông qua việc hình thành chuỗi liên kết sản xuất gắn với thị trường; tăng cường năng lực dịch vụ khuyến nông chăn nuôi và thú y trung ương. Dự án sẽ kết thúc cuối năm 2018, hy vọng rằng kế tiếp theo sẽ có nhiều hơn nữa những dự án mới về vệ sinh antoàn thực phẩm, từ đó có những sản phẩm chất lượng tốt được đưa đến tay người dùng.
Dưới đây là một số hình ảnh dự án: