• Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 7
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 6
  • Ảnh 11
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Ảnh 4
  • Ảnh 1
  • Ảnh 10
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 3
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Ảnh 8
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Hệ thống Biogas
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 2
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Ảnh 9
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Ảnh 5
  • Hoạt động APMB
Tin từ các Dự án trực thuộc Ban

DA LCASP - Thực trạng xử lý môi trường chăn nuôi tại Việt Nam và đề xuất giải pháp quản lý

09/01/2018
Ngành Chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay có xu hướng chuyển dịch từ quy mô nông hộ sang chăn nuôi tập trung và thâm canh với quy mô lớn. Cùng với xu hướng đó, ô nhiễm môi trường (ÔNMT) chăn nuôi tại các vùng nông thôn ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo một số chuyên gia nông nghiệp cho rằng, nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do chăn nuôi nhỏ lẻ, không kiểm soát được xả thải ra môi trường. Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát ở Việt Nam, chăn nuôi quy mô trang trại và thâm canh, mặc dù có áp dụng biện pháp xử lý môi trường, nhưng vẫn gây ÔNMT nghiêm trọng do các nguyên nhân về công tác quản lý môi trường và áp dụng công nghệ chưa phù hợp.

Thực trạng và nguyên nhân ô nhiễm môi trường chăn nuôi tại Việt Nam

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT về chăn nuôi, cả nước hiện có khoảng 12 triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi và 23.500 trang trại chăn nuôi tập trung. Trong đó, phổ biến ở nước ta là chăn nuôi lợn (khoảng 4 triệu hộ) và gia cầm (gần 8 triệu hộ), với tổng đàn khoảng 362 triệu con gia cầm, 29 triệu con lợn và 8 triệu con gia súc, mỗi năm khối lượng nguồn thải ra từ chăn nuôi ra môi trường là một con số khổng lồ – khoảng 84,5 triệu tấn/năm, trong đó, chỉ khoảng 20% được sử dụng hiệu quả (làm khí sinh học, ủ phân, nuôi trùn, cho cá ăn,…), còn lại 80% lượng chất thải chăn nuôi đã bị lãng phí và phần lớn thải ra môi trường gây ô nhiễm.

 Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp do Bộ NN&PTNT thực hiện tại tỉnh Sơn La

 Nguyên nhân chính được xác định gây ÔNMT trong ngành chăn nuôi là do các trang trại sử dụng nhiều nước. Kết quả khảo sát cho thấy, các trang trại chăn nuôi sử dụng ít nước đều có thể dễ dàng thu gom chất thải rắn để bán làm phân bón hữu cơ. Chất thải rắn từ các trang trại nuôi gà hầu như được tiêu thụ hết cho mục đích trồng rau, hoa, cây cảnh; hiện nay hình thành tự phát một hệ thống thu gom phân trâu bò khô từ đồng bằng sông Cửu Long đến vùng Nam Trung bộ để bán cho các cơ sở chế biến phân bón hữu cơ tại Tây Nguyên phục vụ trồng cây công nghiệp như cà phê, tiêu, cao su…; chất thải rắn thu gom từ chăn nuôi lợn nái (do nuôi lợn nái không được sử dụng nhiều nước) luôn được tiêu thụ tốt. Do vậy, có thể nói trong chăn nuôi sử dụng ít nước, chất thải rắn từ chăn nuôi luôn có thể thu gom để bán nên không còn nhiều để thải ra môi trường. Chỉ có chăn nuôi lợn thịt hoặc chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp sử dụng nhiều nước (theo các quy trình chăn nuôi thâm canh quy mô lớn) mới là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường do chất thải lỏng từ các trang trại này không thể thu gom nên chỉ còn cách xả trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua các hầm khí sinh học (KSH)) xuống nguồn nước.

Mặt khác, công tác quản lý môi trường chưa đáp ứng được với nhu cầu của thực tế sản xuất. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi theo QCVN 40:2011/BTNMT trước kia và QCVN 62-MT:2016/BTNMT hiện nay đều quá cao so với khả năng thực tế ứng dụng công nghệ xử lý môi trường hiện tại, dẫn đến hầu hết các trang trại đều không thể đáp ứng yêu cầu đặt ra do chưa có công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi hiệu quả để theo kịp các quy định về xả thải môi trường. Do khó có thể đáp ứng quy định xả thải nên ở nhiều nơi, việc áp dụng biện pháp xử lý môi trường của các trang trại chỉ mang tính đối phó. Vẫn còn tâm lý ưu tiên phát triển kinh tế, giảm nhẹ yếu tố môi trường ở nhiều cấp chính quyền địa phương nên việc quản lý và xử lý môi trường chăn nuôi còn mang nặng tính hình thức.

Những năm vừa qua, biện pháp KSH được người dân và các cấp chính quyền ưu tiên sử dụng, tuy nhiên vẫn còn có nhiều khó khăn, bất cập. Đối với các công trình KSH quy mô nhỏ, hiện tượng quá tải công suất xử lý (quy mô chăn nuôi thay đổi thường xuyên trong khi dung tích của hầm KSH là cố định) và khí ga thừa không sử dụng hết, xả trực tiếp ra môi trường là nguyên nhân phổ biến gây ô nhiễm môi trường. Đối với chăn nuôi quy mô trang trại, công nghệ KSH chưa thực sự đem lại lợi ích về kinh tế (làm hầm KSH tốn diện tích đất, tốn chi phí đầu tư lớn nhưng không đem lại nguồn thu bổ sung cho chủ trang trại), có tác động tiêu cực về môi trường (khí ga sinh ra hầu như không sử dụng, xả trực tiếp ra môi trường, hầm KSH không được quan tâm vận hành, hỏng không được sửa chữa do chủ trang trại không có động lực để bỏ chi phí ra duy trì vận hành hệ thống nhằm đảm bảo hiệu quả xử lý môi trường) và hậu quả xấu về xã hội (việc áp dụng biện pháp xử lý môi trường chỉ mang tính hình thức, đối phó lẫn nhau giữa các chủ trang trại và các cấp quản lý).

Qua khảo sát của Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp (LCASP) do Bộ NN&PTNT thực hiện, hầu hết các hộ dân lựa chọn xây lắp các công trình KSH quy mô nhỏ dưới 15 m3 vì lý do đây là dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng khí ga đun nấu của hộ gia đình, do vậy, đem lại hiệu quả đầu tư cao nhất. Phần lớn khí ga sinh ra từ các công trình KSH quy mô lớn hơn 50 m3 đã và đang không được sử dụng hết và xả bỏ ra ngoài môi trường. Nguyên nhân chính của việc xả bỏ khí ga là do các công nghệ sử dụng khí ga để phát điện, thắp sáng, chạy máy… còn nhiều hạn chế như hay hỏng vặt, giá thành cao, không phù hợp với điều kiện của Việt Nam,…dẫn đến không đem lại hiệu quả kinh tế thực sự cho người sử dụng.

Có thể nói, hiện trạng quản lý môi trường chăn nuôi hiện nay đang còn nhiều bất cập về quản lý, bế tắc về công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi quy mô trang trại, thiếu sự quan tâm thỏa đáng của các cấp chính quyền về quản lý và sự đầu tư nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp công nghệ phù hợp, bền vững, giúp vừa xử lý môi trường chăn nuôi lại vừa mang lại thu nhập bổ sung, tạo động lực cho người dân áp dụng các biện pháp BVMT.

Đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Xuất phát từ những phân tích ở trên, một số giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của ngành chăn nuôi được đề xuất như:

Nghiên cứu xây dựng các quy trình chăn nuôi tiết kiệm nước nhằm tăng cường khả năng thu gom chất thải rắn của các trang trại chăn nuôi để phục vụ sản xuất phân bón hữu cơ.

Đồng thời, nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải cho các quy mô chăn nuôi khác nhau theo hướng: Công nghệ KSH cải tiến cho chăn nuôi quy mô nhỏ và một số công nghệ bổ trợ khác nhằm khắc phục các hạn chế về quá tải hầm KSH; Các thiết bị giúp sử dụng hết khí ga sinh ra từ các hầm KSH; Công nghệ tách chất thải rắn từ phân lỏng do chăn nuôi quy mô công nghiệp sử dụng nhiều nước tạo ra nhằm xử lý hiệu quả hơn nước thải từ các trang trại chăn nuôi.

Có chính sách khuyến khích nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ phân bón hữu cơ sinh học có nguồn gốc từ chất thải chăn nuôi nhằm thay thế phân hóa học nhập khẩu. Hiện tại, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 11 triệu tấn phân bón, trong đó hơn 90% là phân bón hóa học (số liệu thống kê năm 2016 cho thấy, Việt Nam nhập khẩu khoảng 4,2 triệu tấn phân bón hóa học với trị giá 1,25 tỷ USD), phân bón hữu cơ chỉ chiếm xấp xỉ 1 triệu tấn.Tính bình quân mỗi ha canh tác ở Việt Nam nhận hơn 1 tấn phân bón hóa học mỗi năm, đây là mức cao so với các nước trong khu vực. Khi sử dụng phân bón hóa học, khoảng từ  30-50% lượng phân bón được cây trồng sử dụng để tạo sinh khối, phần còn lại sẽ bị bốc hơi và rửa trôi xuống nguồn nước gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, với khoảng 84,5 triệu tấn chất thải rắn do ngành chăn nuôi thải ra hàng năm, nếu các trang trại chăn nuôi được chuyển giao công nghệ tiên tiến để sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi, nhằm giảm ô nhiễm môi trường chăn nuôi một cách bền vững.

Kiến nghị nghiên cứu điều chỉnh quy định về xả thải chăn nuôi phù hợp hơn với điều kiện thực tế của các trang trại chăn nuôi tại Việt Nam.

Đề nghị bổ sung công nghệ sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ nguyên liệu thành một trong những công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi chủ lực cho các trang trại bên cạnh công nghệ KSH đang được ưu tiên sử dụng hiện nay.

 Tác giả: TS. Nguyễn Thế Hinh

Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT

Nguồn tin: Tạp chí Môi trường

phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do