Sáng nay 17/8/2018 tại Mỹ Tho - Tiền Giang, Ban quản lý dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) đã tổ chức Hội nghị thúc đẩy tiến độ triển khai Dự án năm 2018 thuộc Hợp phần lúa gạo,
(Đại biểu các đơn vị tham gia Hội nghị)
Đến dự và chủ trì Hội nghị có ông Phạm Anh Tuấn - Phủ chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang; ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT; ông Lê Văn Hiến - Trưởng Ban quản lý các dự án Nông nghiệp kiêm Giám đốc dự án VnSAT. Ngoài ra còn có các đơn vị Sở nông nghiệp và PTNT, Sở Môi trường các tỉnh tham gia Dự án; đại diện Bộ Nông nghiệp, đại diện Ban quản lý Dự án VnSAT trung ương và các Tỉnh.
(Ban chủ tọa Hội nghị)
Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) được tài trợ bởi Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA/WB) và Chính phủ Việt Nam ký ngày 9/7/2015. Dự án có hiệu lực ngày 3/12/2015 với tổng số vốn 301 triệu USD trong đó: vốn vay Ngân hàng Thế giới là 238 triệu USD; Vốn đối ứng chính phủ là 28 triệu USD; vốn tư nhân là: 35 triệu USD.
Mục tiêu chung của Dự án là: Góp phần triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thông qua tăng cường năng lực thể chế của Ngành; đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho hai ngành hàng lúa gạo và cà phê ở hai vùng sản xuất trọng điểm của Việt Nam là vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Tính đến tháng 6/2018 theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) số người được hưởng lợi từ dự án tại khu vực 8 tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long khoảng 506.811 người hưởng lợi từ các hoạt động của dự án, đạt 63% so với mục tiêu đến năm 2020 là 800.000 người.
Đối với diện tích áp dụng biện pháp canh tác bền vững lúa áp dụng đủ 4 tiêu chí của quy trình 3 giảm 3 tăng (ghi chép nhật ký sản xuất, lượng giống, lượng phân Đạm, số lần phun thuốc trừ sâu) là 66.195 ha, đạt 41,1% so với mục tiêu 150.000 ha vào năm 2020.
Đối với chỉ số Tăng lợi nhuận/ha đất sản xuất của nông dân bình quân/ha đối với lúa gạo: 15% (so với mục tiêu 30% vào năm 2020).
Các chỉ số trung gian:
- Chỉ số trung gian B1: Diện tích trồng lúa đạt chỉ tiêu về giống và thuốc trừ sâu, đã đạt được 126.710 ha, mục tiêu cuối cùng là 150.000 ha.
- Chỉ số trung gian B2: Diện tích trồng lúa đạt chỉ tiêu về nước tưới và tổn thất sau thu hoạch, đã đạt được 31.607 ha, mục tiêu cuối cùng là 75.000 ha.
- Chỉ số trung gian B3: Diện tích lúa có hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp, đã đạt được 33.786 ha, mục tiêu cuối cùng là 50.000 ha.
- Chỉ số trung gian B4: Cho vay đầu tư nâng cấp cơ sở chế biến lúa gạo của doanh nghiệp, đã đạt được 15%, mục tiêu cuối cùng năm 2020.
Một số hình ảnh Hội nghị: