Thông tin

Dự án Hỗ trợ kỹ thuật Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc

 

1. Căn cứ pháp lý:

          Dự án được thực hiện theo các căn cứ pháp lý dưới đây:

          Căn cứ Hiệp định vay số 2682-VIE và số 2683-VIE ngày 23/02/2011 ký giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), có hiệu lực ngày 23 tháng 5 năm 2011;

Căn cứ Công văn số 1166/TTg-QHQT ngày 09/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc, vay vốn ADB;

Căn cứ Quyết định số 2177/QĐ-BNN-HTQT ngày 13/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc, vốn vay ADB;

Căn cứ Quyết định số 428 /QĐ-DANN-TCHC ngày 18/3/2011 của Trưởng ban quản lý các dự án Nông nghiệp về việc thành lập Ban quản lý dự án Trung ương dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc.

Các văn bản pháp lý có liên quan, được cập nhật trong quá trình thực hiện dự án. 

2. Mục tiêu dự án:

- Mục tiêu dài hạn: Góp phần xoá đói giảm nghèo nhờ tăng cường phát triển bền vững về xã hội, sinh thái và môi trường tại cấp cộng đồng thông qua phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, cải thiện điều kiện kinh tế xã hội và mức sống của người dân miền núi phía Bắc.

- Mục tiêu ngắn hạn: Xây dựng, cải tạo và nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn cho các tỉnh miền núi phía Bắc; xây dựng và nâng cao năng lực quản lý cơ sở hạ tầng cấp cộng đồng; tăng cường năng lực cho chính quyền các cấp tỉnh, huyện, xã; từng bước cải thiện mức sống và điều kiện sống của người dân nghèo miền núi.

3. Phạm vi dự án:

Dự án được triển khai ở 15 tỉnh nghèo miền núi phía Bắc, bao gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, và Yên Bái.

4. Thời gian triển khai: 6 năm (2011-2016).

5. Hợp phần dự án: dự án có 2 hợp phần

Hợp phần 1. Cải tạo và xây dựng hạ tầng nông thôn, bao gồm: đường giao thông nông thôn, công trình thủy lợi vừa và nhỏ, công trình nước sạch sinh hoạt và chợ nông thôn;

Hợp phần 2. Xây dựng năng lực cho các cán bộ của các cơ quan hữu quan và  quản lý thực hiện dự án.

6. Nguồn vốn:

- ADB tài trợ khoảng 78.2% tổng kinh phí của dự án.

- Chính phủ Việt Nam đóng góp 22,8%

7. Cơ chế tài chính

Vốn vay ADB đầu tư cho dự án: (i) cấp phát cho Bộ Nông nghiệp và PTNT đối với phần vốn Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện, (ii) cấp phát hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương đối với phần vốn vay thực hiện ở địa phương.

Vốn đối ứng: (i) Ngân sách Trung ương sẽ bố trí vốn đối ứng cho các hoạt động do các Ban quản lý dự án Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện, và công tác chuẩn bị đầu tư tiểu dự án ở các tỉnh, (ii) Ngân sách địa phương bố trí vốn đối ứng cho các hoạt động dự án thực hiện ở địa phương.

8. Tài khoản dự án: Ban quản lý dự án trung ương sẽ mở 2 tài khoản cấp 1 ở ngân hàng phục vụ để nhận nguồn vốn ADF ưu đãi và ADF kém ưu đãi. Ban quản lý dự án tỉnh sẽ mở tài khoản cấp 2 thuộc hệ thống của ngân hàng phục vụ để nhận nguồn vốn ADF ưu đãi, riêng 4 tỉnh nhận nguồn vốn ADF kém ưu đãi sẽ mở thêm một tài khoản cấp 2.

9. Tổ chức thực hiện

9.1. Cấp trung ương

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: là cơ quan chủ quản dự án và chịu trách nhiệm chung đối với triển khai hoạt động dự án.

Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp là chủ đầu tư các hoạt động do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện. Ban quản lý các dự án Nông nghiệp thành lập Ban quản lý dự án Trung ương và trình Bộ bổ nhiệm Giám đốc dự án.

Cơ cấu của Ban quản lý dự án trung ương gồm giám đốc, 2 phó giám đốc, kế toán dự án, các cán bộ kế hoạch, kỹ thuật, giám sát và đánh giá và một số nhân viên hỗ trợ khác. Nhiệm vụ của Ban quản lý dự án Trung ương là thực hiện, quản lý và, hướng dẫn các Ban quản lý dự án các tỉnh thực hiện theo nội dung của dự án.

9.2. Cấp tỉnh

UBND các tỉnh tham gia dự án: Là cơ quan chủ quản các tiểu dự án và chịu trách nhiệm chung đối với triển khai hoạt động tiểu dự án.

Sở Nông nghiệp và PTNT là chủ đầu tư các tiểu dự án. Sở Nông nghiệp và PTNT  thành lập Ban quản lý dự án tỉnh và bổ nhiệm Giám đốc Ban quản lý dự án tỉnh. Cơ cấu tổ chức của ban quản lý dự án tỉnh gồm giám đốc, phó giám đốc, điều phối viên, kế toán dự án, và một số cán bộ hỗ trợ khác. Ban quản lý dự án tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện, giám sát các hoạt động triển khai tiểu dự án ở tỉnh, điều phối hiệu quả hoạt động giữa các cơ quan liên quan trong tỉnh. Hoạt động triển khai các tiểu dự án ở cấp tỉnh do một đồng chí Lãnh đạo ủy ban nhân dân tỉnh điều phối chung.

10. Lựa chọn tiểu dự án trực tiếp: sẽ rút ngắn được thời gian chuẩn bị dự án, các tiểu dự án được xem xét và thẩm định bởi tư vấn quốc tế và ADB. Việc lựa chọn tiểu dự án trực tiếp sẽ tránh trùng lặp trong đầu tư và tiết kiệm được thời gian chuẩn bị dự án, góp phần giảm chi phí trong quản lý dự án, có thể bổ sung được vốn và điều chính mở rộng Hiệp định vay. Danh sách 75 tiểu dự án đã được sàng lọc và thẩm định sơ bộ và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 5 cho mỗi tỉnh.

phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do