1. Thông tin chung
1.1 Thông tin cơ bản về chương trình, dự án
- Tên chương trình, dự án (tiếng Việt): Dự án Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam, giai đoạn tài trợ bổ sung 2011-2014.
- Tên chương trình, dự án (tiếng Anh): Viet Nam Avian and Human Influenza Control and Preparedness Project - AF (VAHIP-AF).
- Mã chương trình, dự án: P101608 và P123783
- Địa điểm thực hiện chương trình, dự án:
+ Cục Y tế dự phòng;
+ Cục quản lý khám, chữa bệnh;
+ Trung tâm TTGDSKTW;
+ Cục Thú y;
+ Viện Thú y;
+ 11 tỉnh/ thành gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp.
- Tên nhà tài trợ, đồng tài trợ: Ngân hàng Thế giới (IDA và AHIF), Chính phủ Việt Nam.
- Cơ quan chủ quản: Bộ Y Tế (MOH) và Bộ Nông nghiệp và PTNT (MARD).
- Chủ dự án: Cục Y tế dự phòng và Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp.
- Thời gian thực hiện: 03 năm (7/2011 – 6/2014).
- Ngày phê duyệt văn kiện chương trình, dự án: Quyết định số 1251/QĐ-BYT ngày 26/4/2011.
- Ngày ký kết hiệp định: 12/4/2007.
- Ngày phê duyệt bổ sung vốn 17/3/2011.
- Nguồn vốn:
+ Tổng ODA: 23.000.000 USD, trong đó:
- IDA: 10.000.000 USD
- AHI: 13.000.000 USD.
+ Đối ứng: 2.000.000 USD.
1.2 Mô tả chương trình, dự án
1.2.1 Mục tiêu và phạm vi chương trình, dự án
+ Mục tiêu phát triển của dự án (PDO) là:
Tăng cường hiệu quả các dịch vụ công nhằm giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho gia cầm và con người do dịch cúm gia cầm tại 11 tỉnh bằng cách khống chế dịch bệnh tại gốc trong các đàn gia cầm, phát hiện sớm và ứng phó với các ca lây nhiễm ở người và chuẩn bị các phương án y tế trong trường hợp xảy ra đại dịch trong tương lai.
Mục tiêu phát triển của dự án nhất quán với và hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch trung và dài hạn của Việt Nam trong phòng chống cúm gia cầm, cúm ở người như được bao hàm trong Kế hoạch Hành động Quốc gia và cũng hoàn toàn nhất quán với Chương trình Toàn cầu về Khống chế cúm Gia cầm, Dự phòng và Ứng phó Đại dịch cúm ở Người (GPAI).
+ Mục tiêu chung
Nâng cao hiệu quả các biện pháp của Chính phủ nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm cúm trên gia cầm và trên người tại các tỉnh thực hiện dự án bằng cách khống chế dịch triệt để trong các đàn gia cầm; phát hiện sớm và ứng phó với các ca bệnh ở người; chuẩn bị sẵn sàng về y tế trong trường hợp đại dịch xảy ra.
+ Mục tiêu ngắn hạn
· Nâng cao năng lực của ngành Nông nghiệp về phát hiện và sẵn sàng ứng phó với cúm gia cầm:
- Duy trì và nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm trung ương và vùng về quản lý chất lượng phòng thí nghiệm.
- Duy trì và tăng cường cảnh báo nhanh dịch bệnh.
- Tăng cường hoạt động quản lý và vận hành chợ Hà Vỹ và khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu Lạng Sơn.
- Tăng cường giám sát chủ động cúm gia cầm tại 11 tỉnh Dự án.
- Tăng cường năng lực ứng phó khẩn cấp ổ dịch cúm gia cầm.
· Nâng cao năng lực của hệ thống y tế về phát hiện sớm và sẵn sàng ứng phó với các bệnh truyền nhiễm có khả năng gây dịch, đặc biệt là đại dịch cúm có độc lực cao ở người với sự phối hợp liên ngành tại các tỉnh triển khai dự án. Cụ thể là:
- Củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là cúm có độc lực cao ở người, cảnh báo sớm và đáp ứng nhanh khống chế đại dịch hiệu quả.
- Nâng cao năng lực điều trị và sẵn sàng ứng phó với đại dịch cúm và các bệnh truyền nhiễm gây dịch ở người tại các bệnh viện.
- Duy trì và nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông thay đổi hành vi và truyền thông nguy cơ của cộng đồng trong phòng chống cúm và các bệnh truyền nhiễm gây dịch.
- Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống Y tế dự phòng tuyến huyện, sẵn sàng ứng phó với đại dịch cúm ở người và các bệnh truyền nhiễm mới nổi.
- Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống dịch và sẵn sàng ứng phó với đại dịch cúm và các bệnh truyền nhiễm mới nổi.