Thông tin

Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung pha II

I.              MÔ TẢ KHOẢN VAY BỔ SUNG

 

A.           Cơ sở

1.            Dự án. Ngày 15/10/2007, ADB đã phê duyệt Dự án với tổng số tiền SDR 58.723.000 SDR (tương đương 90 triệu USD, chưa bao gồm 24,8 triệu USD vốn đối ứng của chính phủ). Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) cung cấp €40 triệu (tương đương 52 triệu USD) và một khoản viện trợ không hoàn lại trị giá €1,0 triệu (tương đương 1,3 triệu USD). Dự án được thiết kế nhằm (i) cải thiện sinh kế khu vực nông thôn bằng cách tăng năng suất nông nghiệp, (ii ) tăng cơ hội việc làm, (iii) cải thiện tiếp cận các cơ sở y tế, giáo dục, nước sạch, và (iv) giảm thiệt hại thiên tai. Biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng. Dự án bắt đầu có hiệu lực từ 06 tháng 5 năm 2008.

2.            Bộ NN & PTNT là cơ quan chủ quản (EA) của Dự án. Ban Quản lý dự án Trung ương (BQLDA TW) được thành lập, trực thuộc Ban Quản lý các Dự án Nông nghiệp (APMB) của Bộ NN & PTNT chịu trách nhiệm thực hiện dự án ở cấp quốc gia trong khi các Ban quản lý dự án Tỉnh (BQLDA Tỉnh) ở 13 Tỉnh[1] dự án chịu trách nhiệm thực hiện Dự án thường xuyên. Dự án có thời gian thực hiện trong vòng bảy năm và ngày đóng khoản vay là ngày 30 tháng 6 năm 2014. Tại thời điểm của Đoàn Đánh giá Giữa kỳ (ngày 11 tháng 5 đến ngày 3 tháng 6 năm 2011) các chỉ số ban đầu được đặt ra cho tác động, kết quả và đầu ra của Dự án trong Khung Thiết kế và Giám sát (DMF) đã được sửa đổi cho phù hợp với tiến độ thực hiện thực tế.

3.            Hiệu quả thực hiện Dự án. Dự án hiện tại được coi là thực hiện tốt theo chính sách cấp vốn bổ sung của ADB[2] và Phần OM H5/OP. Dù khởi động muộn, nhưng Dự án vẫn theo đúng tiến độ trong việc đạt được các đầu ra và kết quả dự kiến. Tính đến ngày 15/7/2014, tiến độ thực hiện dự án tổng thể đạt 99% so với 94% thời gian đã qua của khoản vay. Tất cả 129 dự án thành phần đều đã hoàn thành phần thi công. Lũy kế trao thầu và giải ngân lần lượt đạt 95% và 96,5% tổng số vốn vay ròng của ADB. Ngoài ra, về cơ bản Chính phủ đã tuân thủ tất cả yêu cầu về chính sách an toàn đã thỏa thuận trong quá trình thực hiện các dự án thành phần cho đến nay. Dự án được đánh giá là “đúng tiến độ”.

4.            Theo báo cáo của các BQLDA Tỉnh, Dự án đã nâng cấp 658 km đường giao thông nông thôn (122% so với mục tiêu), cấp nước tưới cho 115.163 ha (105%) đất nông nghiệp với 46 hệ thống kênh tưới tiêu, 6 hệ thống cấp nước sạch nông thôn (120%), 20 chợ nông thôn (111%) và 9 hệ thống phòng lũ (225%). Tại thời điểm thẩm định, dự kiến các tuyến huyện đường lộ được nâng cấp ở tỉnh nằm trong khoảng từ 2% ở một số tỉnh đến 48% ở một số tỉnh khác. Ngoài ra, theo tính toán hơn 400.000 hecta (ha) công trình thủy lợi cần được cải tạo, khoảng 25.000 kilomet (km) kênh cấp một và cấp hai cần được kiên cố hóa và hơn một phần ba dân số nông thôn vẫn chưa được dùng nước sạch. Dự án đã góp phần rất lớn vào việc đáp ứng mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng cấp tỉnh.

5.            Cần thêm hỗ trợ. Dù hiện nay Dự án đã đạt được các kết quả khả quan, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp thiết về cơ sở hạ tầng để phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế, cũng như xóa đói giảm nghèo nhiều hơn nữa tại khu vực dự án. Ngoài ra, nhu cầu cải tạo và/hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất[3] ngày càng lớn hơn nhằm đạt mục tiêu kép phát triển xã hội và kinh tế. Việc này bao gồm cải thiện nguồn nước tưới cho nông nghiệp, sản xuất lúa hai vụ, mở rộng khu vực tưới cho hoa màu và phòng chống lũ lụt, hạn hán. Đập và hồ chứa có vị trí quan trọng trong hệ thống thủy lợi. Nhu cầu nâng cấp các hồ và đập cũ và kém ổn định đang trở nên cấp thiết. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất còn bao gồm cả phát triển mạng lưới giao thông nông thôn để vận chuyển sản phẩm nông nghiệp và cải thiện điều kiện xã hội. Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội Quốc gia giai đoạn 2011–2016 (NSEDP)[4]và Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới (2010–2020) (NRD) cũng như là Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên Nước (2006-2020) (NWRS) của Việt Nam đã công nhận mục tiêu kép của cơ sở hạ tầng nước sạch nông thôn.

6.            Các tỉnh tham gia. Dù Dự án đang thực hiện tốt dựa trên các tiêu chí trong Chính sách cấp vốn bổ sung của ADB[5], kết quả thực hiện của 13 Tỉnh dự án là không giống nhau. Việc 13 tỉnh cùng tham gia Dự án cũng khiến lợi ích của dự án bị dàn trải và tăng chi phí cho cả Chính phủ và ADB. Để đảm bảo cân bằng giữa các khoản đầu tư vốn liên quan đến chi phí gia tăng, các tỉnh tham gia vào khoản vay bổ sung được lựa chọn ưu tiên dựa trên kết quả thực hiện và nhu cầu của các tỉnh, và 6 tỉnh sau đã được lựa chọn: Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định và Phú Yên.

7.            Bài học kinh nghiệm. Dự án ban đầu có sự khởi động muộn chủ yếu do: (i) BQLDA TW và BQLDA tỉnh không có hoặc có trình độ tiếng Anh rất hạn chế để thuê tuyển tư vấn thực hiện dự án (LIC), tư vấn thiết kế chi tiết và tư vấn giám sát; (ii) chậm giải ngân vốn đối ứng để thực hiện chi trả đền bù cho người bị ảnh hưởng trước khi khởi công xây dựng; và (iii) phân chia các gói thầu xây lắp quá nhỏ. Để tránh sự chậm trễ như vậy và đẩy nhanh công tác chuẩn bị, các biện pháp sau đây đã được thống nhất giữa BQLDA TW, BQLDA tỉnh và Đoàn đánh giá: (i) sử dụng tư vấn LIC hiện có bằng cách gia hạn thời gian thuê tuyển từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 12 năm 2017 và điều chỉnh Điều khoản tham chiếu để hỗ trợ BQLDA TW và BQLDA tỉnh trong việc lập Báo cáo Đầu tư dự án thành phần (SIR) đề xuất; (ii) sử dụng vốn đối ứng để chi trả cho tư vấn thiết kế chi tiết và tư vấn giám sát; (iii) giảm số lượng gói thầu xây lắp; và (iv) đào tạo cho cán bộ BQLDA TW và BQLDA tỉnh về đấu thầu, quản lý tài chính và chính sách an toàn để bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ này về các thủ tục và yêu cầu mới. 

8.            Việc đạt được các mục tiêu về tác động và kết quả đặt ra trong Khung Thiết kế & Giám sát Dự án (DMF) là một thách thức vì một số chỉ số không được quy trực tiếp cho Dự án hoặc bị ảnh hưởng bởi các chỉ số khác. Để thể hiện phần đóng góp tổng thể của Dự án (bao gồm cả quy mô của khoản vay bổ sung) vào kết quả ngành được trình bày trong khung kết quả ngành trong CPS 2011-2015 và để cho việc thu thập dữ liệu được khả thi thì cần phải điều chỉnh Khung Giám sát và Đánh giá của Dự án hiện tại, và cần phải xác định các chỉ số tác động và đầu ra của Dự án. Cần bổ sung thêm các đào tạo về kỹ thuật để thực hiện tốt hơn việc tăng cường sản xuất và đa dạng hóa nông nghiệp.

B.           Tác động và kết quả

9.            Khoản vay bổ sung được đề xuất nhất quán với chiến lược Đối tác quốc gia của ADB cho giai đoạn 2012- 2015. Tác động vẫn giữ nguyên như cũ: cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn bằng cách tăng năng suất nông nghiệp, tăng cơ hội việc làm, nâng cao dịch vụ y tế và trình độ học vấn, và giảm nguy cơ thiên tai. Cần sửa đổi đôi chút về chỉ số kết quả: tăng năng suất nông nghiệp ở các tỉnh miền Trung. Cũng cần phải sửa đổi các chỉ số về tác động và kết quả cho phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội hiện tại, xem xét những lợi ích trực tiếp của cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tại nông thôn được đầu tư và tính khả thi của việc thu thập dữ liệu.  Khung Giám sát và Đánh giá được đính kèm trong Phụ lục 2.

C.           Đầu ra

10.          Cần sửa đổi đôi chút về đầu ra để phản ánh được trọng tâm được điều chỉnh của cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tại nông thôn (PRI) thay vì hỗ trợ nói chung về CSHT nông thôn và bổ sung phần hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp vào hoạt động đào tạo. Đầu ra cho khoản vay bổ sung bao gồm: (i) cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tại nông thôn; (ii) Tăng cường năng lực của cán bộ cấp trung ương, cấp tỉnh, huyện và xã về quản lý và giám sát, và của nông dân trong sản xuất; và (iii) Nâng cao kỹ năng quản lý dự án để phát triển cơ sở hạ tầng.

11.          Các hoạt động nhằm cải thiện công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tại nông thôn bao gồm: (i) cải thiện hệ thống CSHT thủy lợi, bao gồm các hồ chứa và đập thuộc 21 công trình; (ii) nâng cấp các đê sông và kè chống lũ nhằm giảm xâm nhập mặn (ii) cải tạo đường trên kênh và đường giao thông xung quanh các công trình thủy lợi. Hầu như toàn bộ 24 DATP đề xuất đều nhằm cải thiện hệ thống CSHT của Dự án bằng cách đáp ứng những nhu cầu về CSHT ở cùng diện tích vùng hưởng lợi để tối đa hóa hiệu quả dự án. Giai đoạn đầu tư bổ sung không bao gồm việc cải tạo các công trình cấp nước.

12.          Đầu ra của hợp phần tăng cường năng lực sẽ là đạo tạo thêm cán bộ cấp huyện và xã về thực hiện, giám sát thi công và vận hành và bảo trì (VH-BT). Năng lực của cán bộ cấp tỉnh và huyện về các lĩnh vực chính sách an toàn sẽ được cải thiện (bao gồm năng lực về môi trường, tái định cư và xã hội). Các đầu ra này sẽ củng cố và tăng cường các hoạt động đào tạo ở cấp tỉnh và huyện đã được thực hiện từ Giai đoạn 1 của Dự án, đặc biệt là về các vấn đề chính sách an toàn, và về các lĩnh vực khác trong quá trình thực hiện dự án.



[1] Dự án đang thực hiện được tiến hành trên địa bàn 13 tỉnh bao gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiện Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, và Bình Thuận.

[2]ADB. 2011.Cấp vốn bổ sung. Sổ tay hoat động. OM H5BP. Manila. (24 tháng 2) miêu tả các tiêu chí hợp lệ để cấp vốn bổ sung: (i) giữ được tính khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế và tài chính, (ii) giành được sự ưu tiên cao của Chính phủ, (iii) phù hợp với mục tiêu phát triển của dự án; và (iv) là phù hợp với chiến lược đối tác quốc gia hiện hành. Dự án hiện tại đáp ứng đủ các tiêu chí hợp lệ để được cấp vốn bổ sung.

[3]Thuật ngữ PRI (Hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất)chỉ cơ sở hạ tầng góp phần nâng cao sản xuất nông nghiệp thông qua thủy lợi (kênh hồ chứa, quản lý nước và các công trình kiểm soát) và giao thông (cầu và đường giao thông nông thôn). Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên tập trung vào các PRI.

[4]   Chính phủ Việt Nam, Bộ Kế hoạch & Đầu tư. 2011. Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội 5 Năm, 2011–2016.Hà Nội.

[5]ADB. 2010. Khoản vay bổ sung: Tăng cường hiệu quả phát triển. Manila


phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do