• Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Ảnh 7
  • Ảnh 3
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 5
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Ảnh 11
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 10
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 8
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Hệ thống Biogas
  • Ảnh 6
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Ảnh 2
  • Ảnh 4
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 1
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Ảnh 9
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Hoạt động APMB
Tin Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp

Dự án VnSAT thay đổi tập quán canh tác của nông dân Việt Nam

26/03/2021
 Ngày 25/3, tại Tiền Giang, Ban quản lý Dự án VnSAT tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2020 - Triển khai kế hoạch năm 2021.
Qua 5 năm triển khai, Dự án VnSAT đã thay đổi tập quán canh tác, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân Việt Nam.

Giảm phát thải 813.000 tấn CO2

Ngày 25/3, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Tiền Giang, Ban quản lý Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021 và giải pháp thúc đẩy tiến độ giai đoạn gia hạn dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững Việt Nam hợp phần lúa gạo.

Theo Ban quản lý dự án VnSAT Trung ương, năm 2020, tổng vốn 8 tỉnh ĐBSCL được giao là 446 tỷ đồng. Đến ngày 31/01/2021, Dự án đã giải ngân 373 tỷ đồng, đạt 90% kế hoạch được giao. Từ đầu dự án đến năm 2020, 8 tỉnh ĐBSCL đã giải ngân 1.068 tỷ đồng, trong đó vốn ODA 778 tỷ đồng, vốn đối ứng 240 tỷ đồng, vốn tư nhân 50 tỷ đồng.

Dự án đã có tác động tích cực đến phương thức canh tác bền vững của các hộ dân, cơ bản hoàn thành mục tiêu, thay đổi tập quán canh tác bằng việc sử dụng lúa giống lúa chất lượng, giống lúa xác nhận ở hầu hết các hợp tác xã, tổ chức nông dân.

Cụ thể, năm 2020, các tỉnh ĐBSCL đã đào tạo kỹ thuật '3 giảm 3 tăng' cho hơn 151.000 nông dân với diện tích trên 210.000ha. Nhờ đó, khoảng 81% diện tích được đào tạo áp dụng đủ 4 tiêu chí của quy trình, vượt 14% so với mục tiêu. Các tỉnh có tỷ lệ nông dân áp dụng cao như Tiền Giang 90%, Sóc Trăng 89%,…

Đối với quy trình '1 phải 5 giảm', có gần 99.000 nông dân với diện tích trên 140.000ha ở ĐBSCL được đào tạo áp dụng quy trình này. Sau đào tạo, đã có khoảng 73% diện tích được nông dân áp dụng đầy đủ các tiêu chí của quy trình, tương đương 143%, vượt xa mục tiêu kỳ vọng là 75.000ha. Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng là những địa phương có tỷ lệ nông dân áp dụng cao nhất.

Dự án VnSAT đã giúp trang bị nhiều hạ tầng, kỹ thuật cho các HTX. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh đó, hơn 57.000ha lúa đư���c các doanh nghiệp liên kết bao tiêu sản phẩm, có sự khác biệt về chất lượng và giá bán. Các HTX, tổ chức nông dân không chỉ được nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật, chiến lược và phương án kinh doanh mà còn được hỗ trợ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thiết yếu phục vụ sản xuất và nâng cao giá trị.

Lợi nhuận nông dân trồng lúa tham gia dự án đã tăng ròng bình quân trên mỗi ha là 28,3% so với nông dân ngoài dự án. Việc thúc đẩy thực hành sản xuất lúa bền vững của Dự án đã làm giảm phát thải khí nhà kính so với mô hình đối chứng 29,3% ở vụ đông xuân, 20,1% ở vụ hè thu và 22,1% ở vụ thu đông. Tổng phát thải giảm tính bình quân trên cả năm đạt 813.000 tấn CO2.

Ông Đặng Minh Cường, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án VnSAT Trung ương cho biết: Chuyển biến rõ rệt nhất là việc nông dân sử dụng giống xác nhận và giống chất lượng cao. Hầu hết các HTX tham gia dự án đều sử dụng giống xác nhận và giống chất lượng cao. Nông dân đã giảm lượng giống gieo sạ, trung bình 100-120kg/ha thay vì 150-200kg/ha. Từ đó, giảm chi phí đầu vào, giảm thất thoát sau thu hoạch vùng dự án 8,5-8,8%, trong khi trung bình của vùng là 11%.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, đến nay, các tiêu chí mục tiêu ban đầu của Dự án VnSAT đã đạt được. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Điểm sáng 8 tỉnh ĐBSCL lan tỏa cả nước

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho biết: 'Trong dự án VnSAT, hai ngành hàng quan trọng nhất là lúa gạo ở ĐBSCL và cà phê ở Tây Nguyên. Kết quả các tiêu chí về sản xuất, đầu ra của sản phẩm đã đạt được. Cà phê tái canh mục tiêu 120.000ha đến nay đạt trên 150.000ha, năng suất cà phê gần 3 tấn/ha, cao gấp 5 lần so với bình quân của thế giới. Diện tích lúa áp dụng '3 giảm 3 tăng', '1 phải 5 giảm' sử dụng giống xác nhận, năng suất đều đạt cao so với yêu cầu và được Ngân hàng thế giới đánh giá độc lập khách quan'.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhận định: Trong 5 năm qua, ngành hàng lúa gạo Việt Nam đối mặt nhiều khó khăn, nhưng ngành hàng này tái cơ cấu thành công nhất, 8 tỉnh này là điểm sáng được lan tỏa trong cả nước khi thu nhập của bà con hưởng lợi nhuận từ lúa gạo từ 45 đến 50%.

Điển hình như Công ty Trung An có hàng ngàn ha không dùng thuốc BVTV, như vậy góp phần bảo vệ môi trường rất tốt. Các Ban quản lý dự án đã được đào tạo qua thực tiễn. Đây cũng là một sản phẩm. Thời gian còn 15 tháng thực hiện khối lượng rất lớn.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị: 'Từ nay đến kết thúc dự án, thời gia hạn còn có 15 tháng nữa. Với khối lượng công việc còn rất là nhiều. Chúng tôi đề nghị lãnh đạo các địa phương phải tập trung cao độ phê duyệt, tổ chức đấu thầu, giao thầu dự án để sớm tổ chức thi công đúng tiến độ, góp phần nâng cao năng lực cơ sở vật chất của các HTX, tổ chức nông dân'.

Theo Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng, ngoài hiệu quả mà dự án VnSAT mang lại cho người dân trong vùng dự án tại 8 tỉnh ĐBSCL. Ban quản lý Dự án các tỉnh cần đánh giá thêm các yếu tổ hiệu quả như: giảm giống gieo sạ dưới 100kg/ha, sử dụng giống xác nhận tăng từ 60% lên 80%, lợi nhuận nông dân trong vùng dự án khoảng 30%, ít dịch bệnh trong thời gian 5 năm gần đây… Ông Tùng cho rằng, Sở NN-PTNT địa phương cần có đánh giá độc lập về hiệu quả của dự án VnSAT mang lại cho từng địa phương, bởi Dự án được đầu tư 250 triệu USD nhưng hiệu quả mang lại tổng thể phải gấp 10 lần giá trị đầu tư.

Về phía các địa phương tham gia dự án VnSAT, ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết: Qua 5 năm thực hiện các chỉ số về diện tích áp dụng quy trình canh tác '3 giảm 3 tăng' và 'một phải 5 giảm', diện tích lúa liên kết tiêu thụ, giảm phát khí thải nhà kính, lượng phân bón và lượng giống giảm… của tỉnh Tiền Giang đều đạt so với mục tiêu của dự án. Riêng công tác hỗ trợ hạ tầng đạt 55%. Kết quả khả sát đánh giá, mức gia tăng lợi nhuận sản xuất lúa trung bình trong vùng Dự án là 34% so với trước dự án và 33,9% so với vùng sản xuất ngoài Dự án.

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang chia sẻ, khó khăn của Hậu Giang về Dự án VnSAT trong tập huấn giảm giống gieo sạ cho nông dân rất nhiều lần nhưng chuyển biến chậm. Hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu. Vốn tư nhân đối ứng cũng khó khăn nên giải ngân chưa đáp ứng yêu cầu. Thời gian tới Hậu Giang sẽ đẩy nhanh tiến độ quyết toán, dự kiến vốn đối ứng của Hậu Giang là 25 tỷ đồng.

Dự án VnSAT đã góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế hơn 28% của nông dân vùng dự án. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trương Tiến Thọ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho rằng, thời gian qua VnSAT đã giúp nhiều nông dân được hưởng lợi. Bà con được nâng cao trình độ tập huấn '3 giảm 3 tăng' và 'một phải 5 giảm', từ đó giảm chi phí và tăng lợi nhuận trên 30% diện tích canh tác so với sản xuất truyền thống trước đó. Còn HTX thụ hưởng từ chương trình VnSAT tài trợ cơ sở vật chất như nhà kho chứa lúa, lò sấy, trạm biến áp, hệ thống bơm tưới tiêu, cầu, đường nông thôn nội đồng…

Theo ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP. Cần Thơ: Dự án VnSAT Cần Thơ được thực hiện tại 4 địa phương trọng điểm trồng lúa là Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Thốt Nốt, gồm 21 xã, với tổng diện tích thực hiện 38.863ha và 32.231 hộ nông dân tham gia.

Nhờ dự án VnSAT, TP. Cần Thơ có thêm nguồn lực thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp trong thời gian qua. Bên cạnh đó còn giúp giảm tác động tiêu cực tới môi trường thông qua việc giảm lượng nước, giảm lượng phân bón và thuốc BVTV trong quá trình canh tác lúa gạo. Tăng cường năng lực thể chế phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Cụ thể, thông qua dự án tại TP. Cần Thơ đã xây dựng được 31 HTX, mức độ áp dụng tiến bộ kỹ thuật trên 80% kế hoạch. Đã có 12 HTX được tham vấn hỗ trợ hạ tầng, thiết bị với tổng số hỗ trợ: 13 trạm bơm điện, phục vụ tưới tiêu cho 4.380ha. Còn nhà kho chứa lúa: Gồm 5 kho với tổng sức chứa 5.200 tấn/vụ mùa, 5 nhà bao che lò sấy cho 8 lò sấy với công suất 40 tấn/mẻ. Tổng cộng đã kéo 7.062 m đường dây điện trung thế và 17 trạm biến áp phục vụ điện cho trạm bơm tưới tiêu, sấy lúa và dân sinh.

'Về nguồn vốn các tỉnh khẩn trương làm việc với Sở KHĐT lập kế hoạch vốn trung hạn. Một số tỉnh như Hậu Giang làm rất tốt việc hỗ trợ cho các HTX. Bên cạnh đó, dự án cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông, đặc biệt trên Báo Nông nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, các địa phương cần tăng cường tập huấn cho cán bộ đấu thầu. Thậm chí cho thuê tư vấn đấu thầu'. Ông Lê Văn Hiến, Giám đốc Ban Quản lý Dự án VnSAT Trung ương:

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam
phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do