• Tập huấn Dự án CRSD
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 3
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 8
  • Ảnh 9
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Ảnh 5
  • Ảnh 4
  • Ảnh 10
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Ảnh 2
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 11
  • Ảnh 6
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Ảnh 1
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 7
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Hệ thống Biogas
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Hoạt động APMB
Tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Kỷ niệm 71 năm ngày truyền thống ngành Nông nghiệp và PTNT Việt Nam

16/11/2016
 Kỷ niệm 71 năm Ngày truyền thống ngành Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (14/11/1945 – 14/11/2016): KIẾN TẠO NÊN NHỮNG CÁNH ĐỒNG VÀNG

Chặng đường 71 năm qua, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam đã phát triển toàn diện, đạt nhiều thành tựu vượt bậc, thần tốc, có tính lịch sử. Kế thừa thành tựu đó, toàn ngành đang nỗ lực hành động tăng năng suất, giá trị nông sản và nâng cao thu nhập cho nông dân, tiếp tục làm nên những cánh đồng vàng trong nông nghiệp.

Từ khi giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã luôn quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và thuỷ lợi. Đúng vào ngày 14/11/1945, phiên họp của Hội đồng Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đã xác định: “Việt Nam là một nước chuyên về nông nghiệp, 95% dân số Việt Nam sống về đồng ruộng. Muốn giải quyết vấn đề canh nông vừa về phương diện xã hội, vừa về phương diện chuyên môn, cần phải có một cơ quan tối cao để điều hành”. Ngay sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Bộ Canh nông, có nhiệm vụ chăm lo chỉ đạo phát triển nông, lâm nghiệp và bổ nhiệm ông Cù Huy Cận làm Bộ trưởng đầu tiên.

Cùng với sự phát triển của sự nghiệp cách mạng nhiều tổ chức chuyên trách quản lý ngành được thành lập và có sự thay đổi để đáp ứng yêu cầu của mỗi thời kỳ. Dù dưới hình thức nào, trong suốt 71 năm qua, các tổ chức tiền thân của Bộ NN&PTNT đã luôn nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, Chính phủ cùng với toàn ngành đấu tranh với đói nghèo, thiên tai, địch họa, có những bước trưởng thành về nhiều mặt, gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn nước ta.

Luôn là trụ đỡ cho nền kinh tế

Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, những chủ trương, chính sách giúp giải phóng tiền năng của nông dân, thúc đẩy vai trò năng động động, tích cực của nông dân trong sản xuất nông nghiệp, tạo sự thay đổi kỳ diệu của nông nghiệp Việt Nam. Chúng ta có thể kể đến những chủ trương, chính sách nổi bật, tạo đột phá trong đổi mới nông nghiệp bắt đầu tư năm 1980 bằng Chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng, đặc biệt là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988) về giao lại ruộng đất cho nông dân quản lý, “công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế cá thể tư nhân, đảm bảo quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của các hộ cá thể tư nhân”. Những chủ trương, chính sách này đều dựa trên nguyên tắc tôn trọng lợi ích của người dân, lấy người dân làm động lực phát triển, gắn với thực tiễn và đúc kết từ cơ sở, từ sự sáng tạo của quần chúng để nâng thành chủ trương, chính sách. Nhờ có chính sách tạo động lực và hỗ trợ phù hợp, với tinh thần sáng tạo, cần cù, tự lực cánh sinh, nông dân Việt Nam đã hăng hái sản xuất, chủ động sáng tạo, chấp nhận cạnh tranh trên thị trường.

Mặc dù có xuất phát điểm rất thấp và đối diện với những thách thức lớn lao của thị trường và thời tiết, nhưng người nông dân Việt Nam đã nhanh chóng làm quen với sản xuất hàng hóa, chủ động sáng tạo và áp dụng có hiệu quả KHCN, huy động nội lực, khắc phục khó khăn tạo nên những thành công to lớn trong sản xuất kinh doanh. Sự hình thành và phát triển thành công của nhiều mặt hàng nông sản nổi tiếng của Việt Nam như cà phê, hạt điều, trái cây, thủy sản, đồ gỗ... chủ yếu nhờ sự năng động và sáng tạo của nông dân cùng với sự đồng hành của doanh nghiệp nông nghiệp.

Chính nhờ có đường lối Đổi mới, nông nghiệp nước ta đã liên tục phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng giá trị gia tăng bình quân

Nhằm giáo dục truyền thống, khơi dậy phong trào thi đua yêu nước, khen thưởng phù hợp những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc và thể theo nguyện vọng của đông đảo cán bộ công nhân viên chức, người lao động trong ngành, ngày 18/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 890/QĐ-TTG, lấy ngày 14/11 hằng năm là “Ngày Truyền thống ngành NN&PTNT Việt Nam”. Đây là quyết định có ý nghĩa quan trọng, động viên to lớn đối với các thế hệ những người làm nông nghiệp, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông thôn đối với đất nước. 

giai đoạn 1986-2014 đạt  3,65%,cao hơn nhiều so với mức bình quân của thế giới (2%).Trong30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã hội nhập sâu, rộng vào thị trường quốc tế, đạt mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Nông nghiệp là một trong những động lực phát triển kinh tế xã hội và là cứu cánh cho nền kinh tế vào những giai đoạn khó khăn.

Xuất phát từ yêu cầu khách quan nội tại của ngành nông nghiệp và thực hiện chủ trương “Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng” theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, ngày 10/6/2013, Bộ NN&PTNT đã chủ động soạn thảo và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013. Đề án đã thu hút được sự quan tâm của các ngành/các cấp, người nông dân và doanh nghiệp.

Đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố đã ban hành đề án (hoặc kế hoạch hành động) tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương. Nhiều địa phương đã triển khai thực hiện có kết quả rõ trong thực tiễn. Ngành nông nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, thực hiện nhiều giải pháp để tái cơ cấu, thúc đẩy kết nối sản xuất – thị trường, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển liên kết chuỗi giá trị, thúc đẩy sự phát triển của các ngành trọng điểm, mũi nhọn, vượt qua những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, chuẩn bị để thích ứng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Đáng lưu ý, tổ chức sản xuất nông nghiệp có xu hướng thay đổi tích cực theo hướng hình thành các HTX kiểu mới và phát triển mô hình “cách đồng lớn”. Đến nay đã có 43 tỉnh trong cả nước áp dụng mô hình hợp tác, liên kết theo mô hình “cách đồng lớn” với diện tích khoảng 556.000ha và 2.500 mô hình. Nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp, các tổ, đội sản xuất trong khai thác thủy sản cũng được thiết lập và từng bước hoạt động có hiệu quả...

Thành tựu vượt trội

Thành tựu 71 năm qua trong lĩnh vực nông nghiệp là rất to lớn.Đầu tiên là vị thế của người nông dân đã thay đổi, từ những người làm thuê, nghèo đói sang vị thế của người làm chủ, có ruộng đất, tư liệu sản xuất, được áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất hàng hóa ngày càng hiệu quả hơn và đã có cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Thứ hai, sản xuất nông nghiệp cũng chuyển biến mạnh mẽ, từ nền sản xuất lạc hậu, nhỏ lẻ, năng suất, hiệu quả thấp, tự cung tự cấp hình thành dần một nền sản xuất hàng hóa lớn. Sau thời kỳ thiếu lương thực kéo dài, Việt Nam trở thành một trong 20 quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn trên thế giới với hơn 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD như: lúa gạo, cao su, cà phê, đồ gỗ, thủy sản, tiêu, điều... Năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 30,86 tỷ USD, gấp 63 lần so với năm 1986.

Thứ ba, diện mạo nông thôn nước ta đã có những thay đổi rất căn bản, đời sống nhân dân đã có sự thay đổi tích cực, phong trào xây dựng nông thôn mới đã động viên, khơi dậy trong các tầng lớp nhân dân tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng nông thôn mới. Sau 5 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, tính đến ngày 15/9/2016, cả nước đã có 2.045 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 23%, cùng với đó là 24 huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Bộ mặt nông thôn đã thay đổi tích cực (98,7% số xã đã hoàn thành quy hoạch, 61,4% số xã đạt tiêu chí về thủy lợi)... Hầu hết những mái tranh nghèo được thay bằng nhà xây, nhà ngói, thậm chí biệt thự khang trang, tiện nghi.Đường ô tô đã đến hầu hết các xã, điện cũng đến hầu hết các hộ gia đình (36,4% số xã đã hoàn thành tiêu chí đường giao thông, 82,4% số xã đạt tiêu chí về điện nông thôn). Điều kiện ở, đi lại, học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá của người dân ngày càng được cải thiện.Thu nhập, việc làm của người nông dân nông thôn đã có sự chuyển biến tốt với 56,5% số xã đạt tiêu chí về thu nhập, 85,5% số xã đạt tiêu chí về việc làm, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 17,4% năm 2010 xuống còn khoảng 8,2% vào năm 2015./.

phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do