Với “Chiến lược Hội nhập kinh tế quốc tế ngành nông nghiệp và PTNT đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2015, ngành Nông nghiệp và PTNT đã chuẩn bị sẵn hành trang để tham gia cuộc chơi hội nhập kinh tế quốc tế. Trong các diễn đàn, hội thảo lớn của quốc tế, lãnh đạo Bộ và các đơn vị đã thường xuyên trao đổi, thảo luận trực tiếp những người đồng cấp để tháo gỡ rào rản, thúc đẩy mở cửa thị trường. Nhờ vậy, nhiều nông sản đặc sản của Việt Nam như: vải, xoài, thanh long… đã xâm nhập thành công vào những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản, Úc… Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2015 đạt 30,45 tỷ USD, tăng 0,2% so với năm 2014. Đây là một kết quả khá ấn tượng trong bối cảnh khó khăn kép về thời tiết và thị trường đối với nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu.
Bước sang năm 2016, ngành Nông nghiệp và PTNT tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức về thời tiết và thị trường. Hiện tại, mực nước sông Mekong xuống thấp ở mức kỷ lục trong vòng 90 năm qua. Điều này đã khiến hiện tượng xâm nhập mặn đối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trở nên trầm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, đã có 88.000ha lúa bị ảnh hưởng. “Xâm nhập mặn có thể ảnh hưởng đến 300.000ha trên tổng số 1.2 triệu ha ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Rõ ràng, xâm nhập mặn có ảnh hưởng rất nguy hại” – ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt nhận định. Không chỉ có vậy, hạn hán cũng xảy ra khốc liệt, đáng báo động ở 3 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và Đắk Nông.
Tại phía Bắc,nửa đầu tháng 1 thời tiết nắng ấm nhưng từ ngày 21/1 trở đi trời trở lạnh, rét đậm rét hại, xuất hiện băng tuyết tại địa phương gây thiệt hại khá lớn cho sản xuất. Tính đến ngày 30/1, đã có hơn 12.700 con gia súc bị chết do giá rét; diện tích rau màu, cây dược liệu bị ảnh hưởng trong đợt rét đậm, rét hại là: 13.523 ha. Trong đó, địa phương bị ảnh hưởng nhiều là: Lào Cai (2.000ha), Hà Giang (4.473 ha).Trước những yếu tố bất lợi về thời tiết, Bộ đã tập trung phối hợp với các các địa phương hướng dẫn người dân điều tiết kế hoạch sản xuất, chủ động phòng chốnghạn, xâm nhập mặn; phòng chốngrét, chăm sóc cây trồng và dịch bệnh cho vật nuôi. Qua đó, giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất cho người dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Mục tiêu tổng quátcủa ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2016 và 2016-2020 là: “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, giá trị gia tăng cao, bền vững, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và thúc đẩy xuất khẩu; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng caonhanhthu nhập vàcải thiệnđời sống của dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng”.Trong năm 2016, tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3-3,5%, bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 2,5-3%; giá trị sản xuất năm 2016 tăng 3,5-4%, bình quân 5 năm 2016-2020 đạt 3,5-4%. Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 31 tỷ USD năm 2016 và khoảng 39-40 tỷ USD năm 2020. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42% vào năm 2020. Số xã đạt tiêu chí nông thôn mới đạt 25% năm 2016 và 50% năm 2020.
Để đạt được mục tiêu trên, trong năm 2016, ngành Nông nghiệp và PTNT sẽ tập trung chỉ đạo, thực hiện mạnh mẽ tái cơ cấu, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất, tạo được chuyển biến rõ rệt hơn trên thực tiễn, phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2015. Quan điểm của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT là tái cơ cấu ngành phải bắt đầu từ thị trường, trong đó phải dốc lực vào việc thay đổi tổ chức sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, HTX, người dân sản xuất, kinh doanh theo chuỗi nhằm tạo ra giá trị, chất lượng và hiệu quả cao.
Năm 2016 được Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định là năm tiếp tục tăng cườngvà nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong năm 2015 và những tháng đầu năm 2016, với sự quyết liệt vào cuộc của các lực lượng chức năng (Thanh tra Bộ, C49 – Bộ Công an), chất cấm đã được ngăn chặn ở các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi khi 100% mẫu thức ăn của các doanh nghiệp bị kiểm tra đột xuấtvà đều không phát hiện có chất cấm Salbutamol và chất tạo màu công nghiệp Auramine. Qua báo cáo của đoàn thanh tra của Bộ và địa phương số mẫu phát hiện dương tính với chất cấm đã giảm đi khá nhiều so với tháng 12/2015, trong đó số mẫu nước tiểu có chất cấm đã giảm từ 15-26% xuống còn 4- 9%. Kết quả này bước đầu đáp ứng được mong đợi được sử dụng thực phẩm an toàn của người dân. Hiện nay, Cục Chăn nuôi và Cục Thú y đang phân phát khoảng 8.000 - 9.000 kit thử nhanh chất cấm trong nước tiểu đến các đơn vị có liên quan nhằm xử lý triệt để tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Từ kinh nghiệm triệt phát chất cấm trong thời gian vừa qua, sắp tới Bộ sẽ tiếp tục chấn chỉnh tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Qua đó, tăngcường năng lực quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm để tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho xuất khẩu và tiêu thụ hàng nông sản; giải quyết tốt hơn những bức xúc của xã hội về vấn đề ATTP, bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng; Tăng cường kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩmnông lâm thủy sản nhập khẩu theo quy định.
Mặt khác, Bộ tiếp tục đẩy mạnh các chuỗi cung ứng nông thủy sản an toàn. Tính đến nay, đã có 20 tỉnh/thành phố báo cáo đã xây dựng được 207 chuỗi cung ứng nông thủy sản an toàn bày bán tại 249 cơ sở phân phối thực phẩm, trong đó có 13 cơ sở được kiểm tra, giám sát, cấp giấy xác nhận bán sản phẩm rau, thủy sản, gạo, thịt lợn an toàn được xác nhận và công khai tại nơi bày bán. Riêng TP. Hà Nội đang thông qua hội đồng thẩm định cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn cho 6 cơ sở bày bán sản phẩm an toàn.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới theo nội dung tích hợp nhiều chương trình trước đây, đã được Quốc hội thông qua cho giai đoạn 2016-2020. Năm 2016, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM; trong đó tập trung kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy giúp việc Ban chỉ đạo các cấp và đội ngũ cán bộ vận hành Chương trình; Tăng cường thu hút các nguồn lực cho Chương trình, ưu tiên phát triển các cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã, thôn trực tiếp gắn với phát triển đời sống hàng ngày của người dân; tổ chức tuyên truyền và chỉ đạo các địa phương thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất…Phấn đấu đến hết năm 2016 nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM lên25% (tăng 8,2% so với năm 2015); đạt bằng được mục tiêu 50% xã đạt 19 tiêu chí vào năm 2020./.