• Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 5
  • Ảnh 1
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 10
  • Hệ thống Biogas
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 6
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 3
  • Ảnh 9
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Ảnh 4
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Ảnh 2
  • Ảnh 8
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Ảnh 7
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 11
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Hoạt động APMB
Tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Hội thảo kết nối người tiêu dùng - doanh nghiệp với chủ đề ĐÓN SÓNG THỰC PHẨM SẠCH

23/08/2016
Sáng nay (23/8), tại Khách sạn Melia Hà Nội, Chương trình Diễn đàn kết nối Doanh nghiệp – người tiêu dùng: ĐÓN SÓNG THỰC PHẨM SẠCH do Báo điện tử Trí Thức Trẻ, Soha.vn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đồng tổ chức đã chính thức khai mạc.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết việc quan trọng hiện nay để đưa thực phẩm sạch đến với người dân là tăng tính kết nối những sản phẩm an toàn có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước đến người tiêu dùng, kết nối những sản phẩm từ những doanh nghiệp làm ăn chân chính đến với người dùng.

Thứ trưởng khẳng định chúng ta có nhiều mô hình làm hay nhưng sự kết nối còn yếu, chính vì vậy, thực phẩm an toàn đến với người tiêu dùng còn chưa nhiều, điều này cần khắc phục trong thời gian tới, đồng thời tăng cường biểu dương nhưng cơ sở sản xuất thực phẩm sạch, tốt đồng thời phê phán những cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám phát biểu tại hội thảo

“Chúng tôi mong các doanh nghiệp, xã hội đồng hành đưa thực phẩm sạch đến với người dân, diễn đàn là dịp để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lắng nghe doanh nghiệp rà soát lại cơ chế, chính sách để phát huy vai trò của doanh nghiệp, khuyến khích các nhà đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất thực phẩm sạch”, ông Tám nói.

Tỷ lệ người trẻ mắc ung thư gia tăng, 35% nguyên nhân do thực phẩm bẩn

Tại hội thảo, Tiến sỹ, thầy thuốc ưu tú Hoàng Đình Chân nêu ra những con số đáng báo động. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Kiểm nghiệm thực phẩm có 40/120 mẫu rau chứa chất tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép, 455/735 mẫu thịt gia súc, gia cầm không an toàn cho người sử dụng.

Tỷ lệ ung thư bắt đầu trẻ hóa, không còn là yếu tố về tuổi tác, liên quan nhiều đến yếu tố môi trường. Tỷ lệ người mắc ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn chiếm khoảng 35%, kế đến là hút thuốc lá chiếm 30%, yếu tố di truyền chỉ chiếm 5-10%.

“Cái chết đang rình rập trên từng mâm cơm gia đình, thậm chí ngay trong từng bữa ăn của trẻ nhỏ”, TS Hoàng Đình Chân cho hay.

Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh đã từng phát biểu “Con đường từ dạ dày đến nghĩa trang chưa bao giờ ngắn đến thế”. Có 150 người mới mắc ung thư, 250 người mắc ung thư mỗi ngày, và 75 nghìn người đã bị chết vì ung thư.

Thực phẩm bẩn thực sự là hồi chuông cảnh báo, đe dọa sinh mạng con người. Trong thực phẩm bẩn có gì? Đó là vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, độc tố nấm, độc tố vi khuẩn. Hóa chất bảo vệ thực vật như tồn dư kháng sinh, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chống mốc, chống mối, mọt; thuốc tăng trọng, thuốc kích thích tăng trưởng; thuốc nhuộm màu, chất bảo quản chống thối…

Chúng ta phải tự bảo vệ mình bằng việc sử dụng những sản phẩm đáng tin cậy và tham gia vào quá trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tiến sỹ Chân cũng khuyến cáo người dân phải khám sức khỏe định kỳ, nếu được phát hiện ung thư sớm, khả năng chữa khỏi có thể lên 90-100%.

“Chúng ta đang chống thực phẩm bẩn từ ngọn”

Đừng chống thực phẩm bẩn từ ngọn đó là cảnh báo của các chuyên gia tại hội thảo.

Ông Trương Đình Tuyển cho biết việc kiểm tra các cơ sở sản xuất thực phẩm là điều đáng hoan nghênh và cẩn thiết nhưng chỉ là phần ngọn, điều quan trọng nhất là tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Trong thời kỳ hội nhập, nông nghiệp đang có nhiều ưu thế giảm thuế xuất khẩu, có những mặt hàng hưởng ưu đãi thuế 0%.

“Nhưng nếu không tuân thủ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không tận dụng được lợi thế. Tôi cho rằng thách thức lớn nhất của ngành nông nghiệp trong hội nhập là vấn đề thực phẩm sạch, nếu không sạch sẽ không xuất khẩu được, người dân ăn phải thực phẩm bẩn”, ông Tuyển nhấn mạnh.

Ông cũng cho rằng, lâu nay chúng ta hay nhấn mạnh đến việc phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, toàn diện là như nào? “Tôi đề nghị Bộ thay đổi tư duy là nền nông nghiệp đa chức năng với 3 chức năng chính: 1- đảm bảo an ninh an toàn lương thực; 2- tạo ra các vùng sinh thái, 3-nền nông nghiệp chăm lo bảo vệ sức khỏe con người, không nên quan niệm nông nghiệp với khái niệm truyền thông như trước nay, hãy coi nông nghiệp là ngành công nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm sạch”, ông Trương Đình Tuyển cho hay.

Để tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần tập trung vào quỹ đất và đưa khoa học công nghệ vào trong nông nghiệp, người nông dân có thể cho thuê đất, đẩy mạnh sản xuất hiệu quả với chu trình khép kín. Bên cạnh đó, cần phân phối lợi ích giữa người chế biến, người buôn bán.

Minh bạch thị trường

Chủ tịch Tập đoàn TH bà Thái Hương cho rằng điều quan trọng nhất trong phát triển thực phẩm sạch là “cần minh bạch thị trường và cạnh tranh sòng phẳng để người Việt được ăn sạch, uống sạch, và uống khỏe mỗi ngày”.

Bà Thái Hương cho rằng minh bạch là vấn đề bà nêu ra ngay từ năm 2008 khi bắt đầu bước vào tư vấn làm thực phẩm sữa, hai chữ minh bạch cực kỳ quan trọng và có yếu tố quyết định. “Phân biệt làm thật- làm giả là một cuộc cách mạng ở Việt Nam cần nhiều cơ quan bộ ngành và người tiêu dùng vào cuộc làm rõ. Năm 2008, khi tôi vào làm sữa sạch, ở Việt Nam có 92% thị trường sữa là nhập khẩu sữa bột ở Trung Quốc về pha lại, vậy minh bạch sữa tươi ở đâu, trước đó bao nhiêu người Việt được uống sữa tươi thực sự?”, bà Thái Hương cho hay.

Bài Thái Hương phát biểu tại hội thảo "Đón sóng thực phẩm sạch"

Chủ tịch Tập đoàn TH cho biết chế tài làm giả đang không đủ răn đe người làm giả và bà mong muốn sớm có công bố quy chuẩn sữa trên bao bĩ nhãn mác để người tiêu dùng có thông tin lựa chọn. Đây cũng là việc TH đã đấu tranh từ rất lâu, hy vọng thời gian tới sẽ có được công bố chính thức này. Bên cạnh đó là quy định về Luật sữa học đường. Cùng với kết quả nghiên cứu của TH với hơn 3000 học sinh ở Nghệ An trong suốt 3 năm, hiện Chính phủ đã đưa ra tiêu chuẩn sữa học đường của Việt Nam là sữa tươi. “Chúng tôi rất vui mừng vì điều này”, bà Thái Hương nói.

Bà chia sẻ: “Tôi nghĩ làm gì thì làm, vì sức khỏe cộng đồng là trên hết, chúng ta không sống được bao lâu, để tương lai cho con em sau này. Vượt qua chính mình là vượt nhẹ nhất. Khi tôi mới bắt đầu làm sữa tươi, nhiều người hỏi tôi đã lãi chưa, tôi trả lời lãi rồi. Họ hỏi sao lãi nhanh vậy, tôi nói tôi lãi sức khỏe, nhiều người được uống sữa tươi, khỏe mạnh là tôi vui khỏe”.

Theo vị Chủ tịch TH, chính sách cho nhà đầu tư vào nông nghiệp hiện nay đang không hợp lý, không khuyến khích được các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Cần có sự thay đổi về chính sách, để doanh nhân vào, mang theo công nghệ, kéo người nông dân cùng đi, khi đó thì nông nghiệp mới đi lên, thực phẩm an toàn hơn.

Nguồn: Trí thức trẻ
phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do