• thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 5
  • Ảnh 7
  • Ảnh 2
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 4
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 1
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 3
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Hệ thống Biogas
  • Ảnh 11
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Ảnh 9
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 10
  • Ảnh 8
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Ảnh 6
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Hoạt động APMB
Tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

WB - Các dự án đầu tư đột phá giúp kinh tế Việt Nam phát triển

03/05/2017
Kristalina Georgieva's picture


Tháng trước tôi có dịp sang công tác tại Việt Nam. Những tiến triển mạnh mẽ tại đây so với 17 năm trước đã gây cho tôi một ấn tượng mạnh.

Năm 2000, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè chảy qua khu trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh còn ô nhiễm và gây ảnh hưởng xấu lên sức khỏe người dân sống và làm việc trong khu vực. Nhưng hôm nay, dòng kênh đã được cải tạo với dòng nước trong và sạch, mang thêm màu xanh và sức khỏe cho 1,2 triệu người sống tại khu vực này – một khu đô thị đang phát triển nhanh chóng.

Diện mạo mới của con kênh, tuy phức tạp về mặt kỹ thuật, là một ví dụ tốt về sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong vòng 30 năm qua, khoảng 40 triệu người Việt Nam đã thoát cảnh nghèo, và Việt Nam đã chuyển đổi từ một nền kinh tế kinh tế kế hoạch và cách biệt với bên ngoài đã trở thành một nền kinh tế năng động, định hướng thị trường và hội nhập sâu với nền kinh tế toàn cầu.

98% dân số Việt Nam ngày nay đã có điện. Tỉ lệ học sinh đến trường cấp tiểu học đạt gần 100%; học sinh Việt Nam đạt điểm cao hơn so với nhiều nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA).
 
Mặc dù đã đạt những thành tựu nổi bật như vậy nhưng vẫn còn tồn tại nhiều thách thức phát triển. Việt Nam rất dễ bị tổn thương trước hiện tượng biến đổi khí hậu, mức tăng năng suất lao động bị ngừng trệ, khả năng cung ứng dịch vụ chịu áp lực lớn bởi hiện tượng già hóa dân số và tốc độ gia tăng nhanh chóng tầng lớp trung lưu đô thị. Thành tích giảm nghèo có nguy cơ bị đảo ngược nếu xảy ra những cú sốc kinh tế hoặc y tế.

Dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè hoàn thành năm 2012 đã chứng tỏ Việt Nam có thể sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả hơn để nâng cao đời sống người dân đô thị. Dự án cũng cho thấy tầm quan trọng phải làm sao đảm bảo cho nhóm 40% dân có thu nhập từ dưới lên cũng được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thực hiện một số dự án tương tự nhằm cải tạo lưu vực sông trong khuôn khổ chương trình phát triển xanh cho mọi người, trong đó bao gồm các lĩnh vực như sử dụng đất, quy hoạch giao thông, cải thiện dịch vụ cấp nước đô thị tại các khu dân nghèo.

Tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới cũng có chương trình hỗ trợ ngành năng lượng nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu tăng với tốc độ khoảng 10%/năm. Chúng tôi đang cùng chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân thực hiện các biện pháp nhằm cắt giảm thải các-bon trong tương lai thông qua các dự án năng lượng tái tạo và tăng cường tiết kiệm điện.

Tôi cũng có cơ hội đến thăm Nhà máy Thủy điện Trung Sơn, một dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Nhà máy thủy điện hiện nay đang góp phần sản xuất điện với giá rẻ và phát thải thấp, góp phần tăng cường quản lý lũ lụt và các chương trình môi trường và xã hội, mang lại lợi ích cho người dân trong khu vực dự án.



Sắp tới chúng ta cần tăng cường hơn nữa sự tham gia và đầu tư từ khu vực tư nhân. Đó sẽ là yếu tố then chốt để tăng cường nguồn lực công, tăng cường cung cấp dịch vụ thiết yếu cho người nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ tăng trưởng và tạo thêm việc làm. Muốn vậy cần phải tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa, xóa bỏ những hạn chế về thị trường và quản lý hiện đang kìm hãm sự tham gia và phát triển kinh tế tư nhân.

Việt Nam mong muốn trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2035. Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp tục sát cánh và hỗ trợ quá trình chuyển tiếp trở thành một nền kinh tế hiện đại, công bằng và bền vững hơn.

Tôi đã có các cuộc họp với các nhà lãnh đạo và có thể khẳng định rằng họ rất quyết tâm đi theo một con đường phát triển đầy tham vọng, bền vững và vì mọi người dân. Các nhà lãnh đạo Việt Nam mong muốn xây dựng một nền kinh tế hiện đại, phát triển công nghệ và năng lực đổi mới sáng tạo, khai thác lợi ích của quá trình đô thị hóa và tăng cường quản trị.

Việt Nam sẽ giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và thực hiện những biện pháp cải cách hóc búa đến mức độ nào sẽ có tác động lớn tới sự phát triển trong tương lai của đất nước. Chúng ta sẽ tiếp tục hỗ trợ tiến trình này như đã hỗ trợ thực hiện dự án kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè với những tác động mang tính chuyển đổi của nó.

Nguồn: Blog của bà Kristalina Georgieva, Tổng Giám Đốc Ngân hàng Thế giới
phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do