• Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 10
  • Ảnh 11
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 2
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 9
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Ảnh 6
  • Ảnh 1
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 3
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Ảnh 7
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 5
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Ảnh 4
  • Ảnh 8
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Hệ thống Biogas
  • Ngành NN&PTNT
Tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đắk Lắk không mở rộng diện tích trồng mới cao su

26/09/2017
Tỉnh Đắk Lắk đã có chủ trương không chuyển đổi diện tích rừng, đất rừng sang trồng mới cao su mà tập trung nguồn lực, lao động, vật tư chăm sóc diện tích cao su hiện có để đạt năng suất, sản lượng mủ cao, tăng thu nhập cho các nông hộ nhận khoán, trồng cao su tiểu điền.

Các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất cao su ở Đắk Lắk đã tiến hành làm cỏ, chủ yếu sử dụng bằng máy để làm cỏ trong các lô cao su kiến thiết cơ bản, cao su đã đưa vào kinh doanh khai thác mủ. 
Đặc biệt, đối với trên 4.525 ha cao su được trồng trước đây trên đất rừng khộp nghèo ở các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, các đơn vị chức năng hướng dẫn các nông hộ, doanh nghiệp thường xuyên kiểm tra khơi dòng chảy, đào rãnh dẫn nước về các mương tiêu úng không để nước ứ đọng  gây ngập úng cục bộ trong các lô cao su… 
Ngoài bón phân vô cơ, các đơn vị chức năng cũng hướng dẫn các nông hộ, doanh nghiệp trồng cao su hàng năm bón phân hữu cơ (phân chuồng ủ hoai mục), nhất là phân vi sinh để cải tạo đất, nâng cao hàm lượng hữu cơ, giúp gia tăng mức độ hấp thụ dinh dưỡng cho cây cao su. 
Cũng theo các đơn vị chức năng, tùy theo độ tuổi của cây cao su, hàng năm, các nông hộ, các doanh nghiệp trồng cao su có chế độ bón lượng phân hữu cơ, vô cơ hợp lý. Phổ biến trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các nông hộ, doanh nghiệp bón từ 1.500 đến 2.000 kg phân vi sinh hoặc phân hữu cơ khác cho 1 ha cao su/năm và lượng phân vô cơ đối với cao su có năm cạo từ 1 đến năm thứ 10 là 152 kg urê, 400 kg lân, 117 kg kali, năm cạo từ thứ 11 đến thứ 20 urê tăng lên 277 kg, lân 500 kg, kali 167 kg/ha/năm… 
Các đơn vị chức năng cũng đã hướng dẫn các nông hộ trồng cao su tiểu điền, các doanh nghiệp trong mùa mưa phải thường xuyên kiểm tra vườn cây để sớm phát hiện các loại sâu bệnh hại, nhất là bệnh héo đen đầu lá nhằm có biện pháp ngăn chặn kịp thời tránh thiệt hại cho người trồng cao su. 
Các đơn vị chức năng tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật sử dụng thuốc kích thích mủ, kỹ thuật mở miệng cạo, quản lý khai thác vườn cao su kinh doanh…. nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Riêng đối với những vườn cao su được trồng trên những địa bàn không thích hợp, nhất là trên các vùng đất rừng khộp, đất dốc, ngoài vùng quy hoạch cây cao su kém phát triển, các đơn vị chức năng cũng khuyến cáo người dân cần chủ động chuyển đổi sang trồng các loại cây khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 
Tỉnh Đắk Lắk hiện có gần 38.500 ha cao su, trong đó có 23.573 ha cao su đã đưa vào kinh doanh khai thác mủ, sản lượng mỗi năm đạt từ 32.500 tấn mủ cao su khô trở lên, diện tích cao su còn lại đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Diện tích cao su tập trung nhiều nhất ở các huyện Ea H’Leo, Cư M’gar, Krông Búk, Krông Năng…/. 

phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do