• Ảnh 6
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Ảnh 2
  • Hệ thống Biogas
  • Ảnh 11
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Ảnh 1
  • Ảnh 3
  • Ảnh 7
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 4
  • Ảnh 9
  • Ảnh 5
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Ảnh 10
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Ảnh 8
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ngành NN&PTNT
Tin từ các Dự án trực thuộc Ban

Dự án QSEAP - Báo cáo kết quả thực địa TpHCM, Tiền Giang, Bến Tre

13/10/2015

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐI THỰC ĐỊA TPHCM, TIỀN GIANG, BẾN TRE THUỘC
DỰ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
 VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC (QSEAP - L.2513-VIE) 

PHUC VỤ VIỆC HÌNH THÀNH BÁO CÁO HOÀN THÀNH DỰ ÁN

(Từ 28/9/2015 đến 4/10/2015)

 

Giới thiệu

Từ ngày 28/9/2015 đến ngày 4/10/2015 Đoàn công tác của Công ty TNHH tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ (InvestConsult Group) kết hợp với Ban quản lý dự án trung ương dự án QSEAP đã đi thực địa TP Hồ Chí Minh, các  tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, là các tỉnh/TP tham gia ” DỰ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC (QSEAP - L.2513-VIE), theo chương trình làm việc tại công văn số 1921/ DANN- QSEAP, ngày 25 tháng 9 năm 2015 nhằm thu thập số liệu và thông tin để phục vụ cho việc xây dựng báo cáo hoàn thành dự án. Đoàn đã làm việc với 03 Ban quản lý dự án của TP Hồ Chí Minh, tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, với tập thể lãnh đạo của 06 UBND xã thực hiện mô hình dự án và phỏng vấn khoảng 60 hộ nông dân tham gia/ hưởng lợi từ dự án, Đoàn cũng đi thực địa để xem xét các công trình cơ sở hạ tầng xây dựng ở các mô hình, sau khi thảo luận, nghiên cứu và xem xét thực địa Đoàn có nhận xét sau:

1.   Công tác quy hoạch vùng sản xuất

Các tỉnh tiến hành đấu thầu để thực hiện công tác quy hoạch vùng sản xuất, việc quy hoạch vùng sản xuất rau, quả an toàn đã đạt và vượt  mục tiêu đề ra về quy mô diện tích.  Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam nói chung và các tỉnh tham gia dự án nói riêng dự án được tài trợ từ ADB đã tiến hành xây dựng quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp an toàn và cũng là lần đầu tiên các tỉnh đã có quyết định phê duyệt về quy mô và các điều kiện cần thiết để quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp an toàn, đây cũng có thể xem là một thành tích đáng ghi nhận của dự án trong việc phối hợp hiệu quả giữa dự án với chính quyền địa phương tham gia dự án trong việc triển khai thực hiện hoạt động này. Kết quả đạt được của dự án thưc sự đã hỗ trợ rất hiệu quả cho các địa phương trong việc phát triển sản xuất theo hướng an toàn, hỗ trợ nhất định cho  người sản xuất gia tăng thu nhập thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

2.   Sử dung vốn kết dư từ đấu thầu

TPHCM và các tỉnh đã thực hiện thêm các mô hình để sử dụng vốn kết dư. Riêng tỉnh Bến Tre tính đến 9/2015 nếu thực hiện các hoạt động còn lại thì số vốn còn lại không đáng kể, song TPHCM và tỉnh Tiền Giang vẫn còn khoảng 3 tỷ đang chờ ý kiến của CPMU để sử dụng. CPMU cần có hướng chỉ đạo sớm để thực hiện các hoạt động của dự án từ nguồn vốn này.

3.   Công tác đấu thầu

Các PPMU cho biết thời gian đầu việc tiến hành công tác đấu thầu (hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, xét thầu, phê duyệt….) có khó khăn nhưng đến nay các PPMU đã tiến hành thực hiên tôt. Các PPMU đều khẳng định “không có hiện tượng thông thầu, có nghĩa là không có hiện tượng quân xanh quân đỏ, hiện tượng chân gỗ”, đặc biệt các PPMU đều khẳng định rằng “không có hiện tượng tham nhũng, ăn hối lộ trong quá trình đấu thầu từ dự án QSEAP thuộc TP và tỉnh”, các tỉnh còn cho biết cho đến nay chưa có đơn thư kiện về việc đấu thầu, cũng như chưa có đơn thư kiện nào của dân về việc đền bù và giải phóng mặt bằng, đây thực sự là tín hiệụ tốt của dự án.

4.   Hoạt động chứng nhận sản phẩm an toàn VietGAP

Các PPMU cho biết hầu hết các tiểu dự án các xã đã thành lập Tổ hợp tác (HTX), sau đó PPMU tiến hành tập huấn cho nông dân về VietGAP, tiếp đó PPMU đã tiến hành lựa chọn nhà thầu tư vấn (các công ty tư vấn được Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép) để giúp PPMU tiến hành thực hiện và chứng nhận ViêtGAP. Hầu hết nông dân đều khẳng định lợi ích của ViêtGAP và 100% nông dân sau khi tập huấn đều áp dụng VietGap, kể cả lãnh đạo UBND xã và nông dân tham gia dư án đánh giá rất cao hoạt động chứng nhận sản phẩm an toàn VietGAP, song họ đều cho biết tiêu thụ sản phẩm đang là khó khăn đối với họ, chính vì vậy họ đã đề nghị dự án tiếp tục hỗ trợ về “xúc tiến thương mai/ giải quyết đầu ra”. Một vấn đề cần phải giải quyết nữa là các địa phương cần có trách nhiệm và phương hướng trong việc duy trì Viêt GAP đã được dự án hỗ trợ.

5.   Hoạt động thay giống

Hoạt động thay thế giống cây ăn quả đang nhận được sự hưởng ứng rất tích cực từ các hộ hưởng lợi ở các địa phương, đặc biệt là ở các hộ được thay thế giống dứa, thanh long (Tiền Giang) và bươi da xanh mới (Bến Tre), ví dụ nhờ thay thế các giống cũ năng suất thấp bằng các giống có năng suất và chất lượng cao mà các hộ trồng thanh long ở xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang có thể bán sản phẩm với giá cao hơn (khoảng t�� 3 – 5%). Năng suất tăng 5 – 10% cùng với sự gia tăng giá bán sản phẩm đã góp phần nhất định trong việc gia tăng thu nhập của hộ ở các địa phương này. Tuy nhiên, việc thay giống cũng có tồn tại chẳng hạn viêc thay giống bưởi da xanh tại xã Nhơn Trạch, TP Bến Tre nông dân nhận giống của đơn vị cung cấp giống theo hợp đồng với PPMU để trồng nhưng đa phần sau khi trồng chết, dân đã mua giống khác để trồng thay thế, PPMU cần xem xét về nguyên nhân cây chết là từ đâu” giống? thời vụ?, kỹ thuât?, chăm sóc?...” để có hướng giải quyết vấn đề này.

6.   Cơ sở hạ tầng trong vùng sản xuất nông nghiệp an toàn (SAZ)

Trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp an toàn (SAZ) đã được phê duyệt, các mô hình nằm trong quy hoạch SAZ đã được lựa chọn để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho sản xuất nông nghiệp an toàn. Sau khi hoàn thành việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho các vùng SAZ, tại tất cả những điểm làm mô hình đã có cơ sở hạ tầng kết nối với thị trường như đường kết nối với chợ, có hệ thống điện, nước sạch, hệ thống xử lý chất thải, đóng gói/sơ chế sản phẩm an toàn và có hạ tầng thị trường phù hợp. 100% nông dân trong vùng dự án đánh giá cao việc dự án xây dựng các cơ sở hạ tầng trong vùng SAZ. Phải khẳng định rằng việc thiết kế và thực hiện cho hoạt động nâng cấp cơ sở hạ tầng tập trung tại các khu vục có nhiều hộ nông dân sản xuất rau, quả trong dự án QSEAP là khá hợp lý. Hoạt động này được kỳ vọng sẽ góp phần hỗ trợ tích cực cho các địa phương trong quá trình phấn đấu đạt được các tiêu chí Chương trình nông thôn mới (chất lượng nguồn nhân lực, đường giao thông, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, vệ sinh môi trường v.v..), theo chủ trương của Chính phủ tại huyện/xã trong cả nước nói chung và trong vùng dự án nói riêng. ĐÂY ĐƯỢC XEM LÀ MỘT TRONG ĐIỂM SÁNG CỦA DỰ ÁN QSEAP. 

7.   Chính sách giới 

Chiến lược bình đẳng giới đã được thực hiện khá tốt ở tất cả các hoạt động của dự án QSEAP tại TPHCM và Tiền Giang và Bến Tre. Sự tham gia của các đối tượng này trong các hoạt động dự án được huy động khá tích cực bởi các Ban QLDA. TPHCM và các tỉnh có chuẩn bị kế hoạch phát triển giới ngay từ đầu thực hiện dự án, và cập nhật liên tục hàng năm nhằm mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho phụ nữ tại địa phương đã giúp cho các hoạt động của dự án đảm bảo các chỉ số về mục tiêu ban đầu của chính sách an toàn đã nêu trong Hiệp định; hầu hết các lớp tập huấn về VietGAP và chuyển giao tiến bộ kỹ thuât ít nhất có khoảng 30% phụ nữ tham gia. Kết quả từ dự án QSEAP cũng cho thấy sự tham gia tích cực của các BQLDATW và BQLDA tỉnh là yếu tố quyết định thực hiện thành công kế hoạch phát triển giới.

Đánh giá chung

Có thể nói rằng các hoạt động của dự án QSEAP được thực hiện ở TPHCM và 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre trong thời gian qua đã đạt nhiều thành công đáng ghi nhận và đáp ứng được kỳ vọng của chính quyền và nhân dân tại các địa phương vùng dự án. Các hoạt động dự án đều đạt và vượt  mục tiêu đề ra ban đầu,  thực  sự  đã góp phần đem lại nhiều hiệu quả sản xuất nói chung và sản xuất sản phẩm an toàn tại các địa phương nói riêng. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại nhỏ như đã nêu ở trên, các PPMU cần xem xet và giải quyết /.

Nguồn: Dự án QSEAP
phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do