Với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cho các hộ chăn nuôi lợn và gia cầm có quy mô nông hộ, đối tượng chính mà dự án Lifsap hướng đến để hỗ trợ kinh phí xây dựng các nhóm GAHP thì đến nay, Lifsap Thanh Hóa đã xây dựng được 49 nhóm GAHP, mỗi nhóm có từ 20-25 thành viên.
Nâng cấp và cải thiện vệ sinh lò giết mổ nhỏ
Kết quả thực hiện đến hết năm 2014: Khảo sát 05 cơ sở giết mổ lợn tư nhân có quy mô trên 30 con/ngày, trong đó có 03 cơ sở đã xây dựng xong đưa vào vận hành; 01 cơ sở đang xây dựng hoàn thiện. Đã nâng cấp 15 cơ sở giết mổ nhỏ nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh thú y.
Xây dựng cơ sở hạ tầng lò giết mổ theo đúng hướng dẫn thiết kế của PCU, tạo khu sạch, khu bẩn riêng biệt, tuân thủ quy định về điều kiện vệ sinh thú y về kinh doanh giết mổ. Các chủ lò mổ đã cam kết với Ban quản lý dự án tỉnh thực hiện các yêu cầu đảm bảo an toàn giết mổ, quy trình giết mổ khi được dự án hỗ trợ nâng cấp. Các lò mổ được nâng cấp sẽ đáp ứng được nhu cầu giết mổ sạch, vệ sinh, thú y, môi trường… dần hình thành chuỗi liên kết từ vùng GAHP -> lò mổ -> chợ thực hiện mục tiêu dự án sạch từ trang trại đến bàn ăn.
Tuy nhiên, việc kêu gọi xây dựng cơ sở giết mổ còn gặp nhiều khó khăn, do hoạt động này đòi hỏi đầu tư lớn, các hạng mục công trình bảo đảm công nghệ mổ treo, hệ thống xử lý chất thải phải theo chuẩn quy định... Do đó, dù được dự án hỗ trợ 30.000 USD/cơ sở nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn chưa mạnh dạn đầu tư vì rủi ro cao. Nếu địa phương quản lý giết mổ không tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các cơ sở này. Muốn việc đầu tư các cơ sở giết mổ tập trung đúng yêu cầu, đạt hiệu quả, các địa phương cần tích cực trong công tác dẹp các lò giết mổ lậu và các lò không đạt chuẩn.
Nâng cấp khu bán thực phẩm tươi sống tại chợ dân sinh
Năm 2014 đã khảo sát, thiết kế 43 chợ trong đó: có 38 chợ đã xây dựng và bàn giao đưa vào vận hành sử dụng; Theo kế hoạch năm 2015 tiếp tục nâng cấp thêm 5 chợ. Hoạt động nâng cấp chợ thực phẩm đã thu được kết quả rất tốt, góp phần cải thiện an toàn vệ sinh thực phẩm các sản phẩm thịt, chất thải tại các tỉnh Dự án, được người dân hưởng ứng, phấn khởi tham gia. Các chợ đầu tư nâng cấp xong đã làm thay đổi khu bán thực phẩm tươi sống tại các chợ. Thay đổi được thói quen bán thực phẩm tùy tiện ở dọc các lề đường, bày bán thịt trên mặt bàn tre, gỗ gây mất vệ sinh, an toàn thực phẩm; Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các chợ do chợ được nâng cấp có hệ thống thoát nước thải, có hệ thống xử lý nước thải. Đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và xã hội.
Trước đây, “chợ thực phẩm tươi sống” là một cụm từ còn xa lạ đối với cả tiểu thương lẫn người tiêu dùng. Tuy nhiên, sau khi Ban Quản lý dự án Lifsap Thanh Hóa nâng cấp và đưa vào sử dụng nhiều khu bán thực phẩm tươi sống, thì đây là điểm đến an toàn khi có nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm tươi sống. Đến với các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh những năm gần đây, điều khiến không ít người bất ngờ là nhiều khu bán thực phẩm tươi sống đã được xây dựng khang trang, hợp vệ sinh. Đây chính là kết quả của tiểu hợp phần nâng cấp các chợ thực phẩm mà dự án Lifsap Thanh Hóa triển khai xây dựng. Toàn bộ các khu chợ xây dựng theo mô hình này đều được trang bị hệ thống cấp, thoát nước đồng bộ. Nhờ đó, công tác bảo đảm vệ sinh môi trường cũng luôn được đảm bảo…
Ths.Lê Trần Thái - PGĐ Trung tâm NCƯDKHKT Chăn nuôi