• Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Ảnh 4
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Ảnh 5
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 2
  • Ảnh 9
  • Ảnh 3
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 10
  • Ảnh 7
  • Ảnh 8
  • Ảnh 6
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 1
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Hệ thống Biogas
  • Ảnh 11
  • Hoạt động APMB
Tin từ các Dự án trực thuộc Ban

Dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững”: Ðẩy mạnh thực hiện cả 4 hợp phần

17/04/2015

Thời gian qua, ngành chức năng của tỉnh đã phối hợp với chính quyền các địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các nội dung của Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (DA CRSD) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ. Thực hiện DA là điều kiện tốt để tỉnh ta nâng cao năng lực quản lý, nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hiệu quả hơn.

Người nuôi tôm ở xã Hoài Mỹ (huyện Hoài Nhơn) xử lý môi trường nước trước khi thả tôm giống.

Mục tiêu tổng thể của DA CRSD là cải thiện công tác quản lý nghề cá ven bờ theo hướng bền vững tại các tỉnh duyên hải được lựa chọn của Việt Nam. Thời gian thực hiện DA 5 năm, từ năm 2012 - 2017. Theo Ban quản lý (BQL) DA CRSD, năm 2014, tỉnh ta đã thực hiện tốt cả 4 hợp phần của DA tại 28 xã, phường ven biển, ven đầm có số lượng tàu thuyền khai thác ven bờ lớn và có tiềm năng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của các huyện: Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và TP Quy Nhơn.

Triển khai nhiều hoạt động thiết thực

Với hợp phần A (Tăng cường năng lực thể chế cho quản lý nghề cá bền vững), DA đã hỗ trợ kinh phí cho tỉnh ta quy hoạch không gian ven bờ (ISP) vùng biển ven bờ huyện Hoài Nhơn; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực thực hiện ISP ven bờ cho cán bộ các tổ ISP cấp huyện; cử cán bộ của BQL DA và Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (KT&BVNLTS) tham dự các lớp tập huấn về phương pháp thu thập thông tin thống kê dữ liệu nghề cá. Thực hiện 2 nghiên cứu: Quy hoạch chi tiết về KT&BVNLTS và quy hoạch chi tiết về NTTS nước lợ, mặn vùng ven biển tỉnh Bình Định, được WB đánh giá cao.

DA CRSD được thực hiện tại tỉnh ta sẽ có tác động lớn tới quá trình định hướng các chiến lược phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững và hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực NTTS, KTTS

Ông TRẦN VĂN VINH - Phó Chi cục trưởng Chi cục KT&BVNLTS, kiêm Phó Giám đốc BQL DA CRSD tỉnh

Hợp phần B (Thực hành tốt trong NTTS bền vững), DA hỗ tr nâng cấp hạ tầng đảm bảo an toàn sinh học ở các vùng NTTS thôn An Hoan và Trung Xuân - xã Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ); Đông Điền (xã Phước Thắng-Tuy Phước) và vùng nuôi tôm thôn Công Lương (xã Hoài Mỹ-Hoài Nhơn). BQL DA đã tổ chức tập huấn hướng dẫn người dân các xã nói trên áp dụng các biện pháp thực hành nuôi tốt (GAP), phương pháp nuôi nhiều đối tượng vật nuôi khác nhau trên cùng một diện tích và thực hành ghi chép nhật ký kỹ thuật nuôi an toàn sinh học. Tập huấn cho cán bộ thú y và nông dân các địa phương hưởng lợi từ DA về phương pháp thu mẫu, chẩn đoán, xử lý bệnh trên tôm nuôi thương phẩm và hướng dẫn quản lý sức khỏe thủy sản nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Tổ chức điều tra truy xuất nguồn gốc con giống tại các vùng nuôi tôm; phổ biến lợi ích sử dụng giống sạch bệnh trong NTTS, góp phần hạn chế dịch bệnh, tăng hiệu quả NTTS.

Hợp phần C (Quản lý bền vững khai thác thủy sản ven bờ), đã thành lập 4 tổ đồng quản lý khai thác thủy sản (KTTS) ven bờ tại xã Nhơn Lý, Nhơn Hải (TP Quy Nhơn); Mỹ Thọ (Phù Mỹ), Hoài Mỹ (Hoài Nhơn). Tăng cường năng lực cho hệ thống theo dõi, kiểm soát và giám sát hoạt động KTTS; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền và thiết lập đường dây nóng để theo dõi, kiểm soát, giám sát các hoạt động KTTS ven bờ tại các địa phương.

Đáng chú ý là việc sử dụng trên 30 tỉ đồng từ nguồn vốn WB hỗ trợ để nâng cấp, mở rộng cảng cá Đề Gi (xã Cát Khánh-Phù Cát); bến cá Tân Phụng (xã Mỹ Thọ-Phù Mỹ) và bến cá xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn) nhằm giảm ô nhiễm môi trường, phục vụ tốt hơn hoạt động mua bán, đánh bắt của ngư dân.

Với  hợp phần D (Quản lý, giám sát và đánh giá DA), DA hỗ trợ việc quản lý DA một cách hiệu quả; tăng cường năng lực thể chế tại cấp tỉnh, huyện và cấp cộng đồng nhằm theo dõi, đánh giá các hoạt động của DA.

Đem lại nhiều lợi ích

Theo ông Trần Văn Vinh - Phó Chi cục trưởng Chi cục KT&BVNLTS, kiêm Phó Giám đốc BQL DA CRSD tỉnh: DA CRSD được thực hiện tại tỉnh ta sẽ có tác động lớn tới quá trình định hướng các chiến lược phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững và hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực NTTS, KTTS. Các kỹ thuật tiến bộ và công nghệ mới được áp dụng trong NTTS và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch sẽ góp phần tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho ngư dân. Trên lĩnh vực NTTS, thông qua nhiều hoạt động cụ thể, DA sẽ góp phần giải quyết việc làm, tăng  thu nhập cho khoảng 4.000 nông dân trực tiếp NTTS  và khoảng 1.000 lao động ở các ngành nghề, dịch vụ phục vụ cho nghề NTTS. DA góp phần cải thiện hạ tầng vùng NTTS và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực NTTS của ngành Nông nghiệp tỉnh và các địa phương tham gia DA. Trên lĩnh vực KTTS, DA góp phần giảm thiểu cường lực khai thác ven bờ, chuyển đổi khoảng 100 tàu cá ven bờ, thay thế các loại ngư cụ phù hợp, qua đó hỗ trợ và tạo sinh kế cho 400 lao động là ngư dân.

Ngoài ra, khi áp dụng mô hình NTTS tổng hợp thân thiện với môi trường, ứng dụng quy phạm thực hành nuôi tốt cho nuôi tôm thẻ chân trắng tại các địa phương, sẽ hạn chế việc sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học, góp phần tăng năng suất, đảm bảo môi trường vùng nuôi bền vững khu vực đầm Thị Nại, Đề Gi và khu vực ven biển các địa phương. Cơ sở hạ tầng các cảng cá và bến cá được nâng cấp sẽ đảm bảo cho tàu thuyền neo đậu, hoạt động mua bán sản phẩm, tiếp nhiên liệu thuận lợi hơn, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản, giải quyết việc làm cho cộng đồng dân cư ở các địa phương...
Nguồn: Báo Bình Định
phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do