• thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 3
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 6
  • Hệ thống Biogas
  • Ảnh 10
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Ảnh 7
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Ảnh 2
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Ảnh 5
  • Ảnh 1
  • Ảnh 9
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Ảnh 11
  • Ảnh 8
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 4
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Ngành NN&PTNT
Tin từ các Dự án trực thuộc Ban

5 năm triển khai dự án ACP

17/04/2015


Sau hơn 5 năm triển khai (2009-2013), Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Dự án ACP) Lâm Đồng đã được tổng kết vào ngày 5/6/2014 dưới sự chủ trì của đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Sở NN-PTNT và lãnh đạo các sở, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo dự án.
 
Tăng cường công nghệ nông nghiệp, các hộ DTTS ở Lạc Dương đã sản xuất thành thạo rau thương phẩm
Tăng cường công nghệ nông nghiệp, các hộ DTTS ở Lạc Dương đã sản xuất thành thạo rau thương phẩm
 
Dự án ACP được Bộ NN-PTNT triển khai thực hiện tại 8 tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên, trong đó có Lâm Đồng với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới và Cơ quan Phát triển quốc tế Canada. Mục tiêu chính của dự án là nâng cao khả năng cạnh tranh của nông dân sản xuất nhỏ thông qua việc liên kết sản xuất với khối doanh nghiệp. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được bằng cách nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của nông dân thông qua việc chuyển giao và ứng dụng các công nghệ sản xuất mới, tổ chức lại các nhóm sản xuất của nông dân và liên kết với các doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ một phần cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp. Tại Lâm Đồng, Dự án ACP được triển khai với 4 hợp phần chính là: Tăng cường công nghệ nông nghiệp, Hỗ trợ liên minh sản xuất, Cơ sở hạ tầng thiết yếu và Quản lý dự án; tổng đầu tư của ACP Lâm Đồng là 7,33 triệu USD (quy tròn). Ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Giám đốc ACP Lâm Đồng cho hay, sau hơn 5 năm triển khai, Dự án ACP Lâm Đồng đã hoàn thành có kết quả cao các mục tiêu của dự án. Cụ thể:
 
Hợp phần Tăng cường công nghệ nông nghiệp: Dự án đã thực hiện xong 20 chủ đề nghiên cứu - chuyển giao công nghệ, 2 chủ đề đào tạo mở rộng. Tập huấn và đào tạo nghề nông cho 16.699 lượt nông dân (trong đó có 4.302 phụ nữ và 1.659 người là đồng bào DTTS). Sau khi được tập huấn, đào tạo đã có 4.867 người áp dụng những kiến thức tiếp thu được vào sản xuất trên diện tích 2.771ha cây trồng; trên diện tích này, năng suất bình quân tăng 14%, giá trị sản phẩm tăng 18% và lợi ích gia tăng hàng năm 688.871 USD.
 
Hợp phần Hỗ trợ liên minh sản xuất (LMSX): Được xác định là hợp phần trọng tâm của cả dự án và là “bước thử nghiệm để rút ra bài học kinh nghiệm giúp Nhà nước hoàn chỉnh về cơ chế, chính sách trong việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nông hộ”, ACP Lâm Đồng đã thành lập và duy trì hoạt động của 13 LMSX trong các lĩnh vực sản xuất hoa cắt cành, cà phê, atisô, chăn nuôi bò sữa. Trong đó LMSX hoa Đà Lạt Hasfarm và LMSX bò sữa Hiệp Thạnh là 2 liên minh hoạt động thành công nhất của cả 8 tỉnh triển khai dự án được Bộ NN-PTNT chủ trương chọn để nhân rộng. Qua thống kê, đã có 702 hộ nông dân tham gia các LMSX (trong đó có 164 nữ và 59 DTTS) - bình quân 54 hộ/LMSX, diện tích sản xuất tham gia 589ha (có 153ha trồng cỏ). Tham gia liên minh, số đầu bò sữa của các hộ tham gia tăng 66%, tỷ lệ sản phẩm của tổ chức nông dân bán cho doanh nghiệp đã tăng từ 47% (trước khi tham gia liên minh) lên 73%, doanh thu của nông dân tăng 14,6% và của doanh nghiệp tăng 35%, lợi nhuận (sau khi trừ chi phí đầu tư) của nông dân tăng 53% và của doanh nghiệp tăng 34%. Đặc biệt giá bán sản phẩm của LMSX hoa Đà Lạt Hasfarm tăng cao so với trước từ 25-40%.
 
Hợp phần Cơ sở hạ tầng thiết yếu: Đã có 25 công trình trong đó có 23 công trình đường giao thông nông thôn và 2 công trình hạ thế điện được Dự án ACP Lâm Đồng đầu tư thi công và đưa vào khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp. Gần 39km đường và 2,4km đường dây điện trung - hạ thế của ACP đã mang lợi ích cho 7.523 hộ dân (có 2.220 hộ DTTS) trên diện tích đất canh tác 7.916ha. Việc đầu tư những con đường này đã giúp nông dân giảm đư��c 54,9% thời gian vận chuyển nông sản, chi phí vận chuyển nông sản giảm 27%, chi phí tưới nước ở các công trình điện giảm trên 50%. Không tính giảm chi phí vận chuyển vật tư sản xuất, chi phí đi lại của nông dân… chỉ riêng với 2 chỉ tiêu giảm thất thoát và giảm chi phí vận chuyển nông sản sau thu hoạch, các công trình giao thông này đã làm lợi cho nông dân khoảng 14,34 tỷ đồng.
 
Như vậy, theo đánh giá của Phó Chủ tịch UBND tỉnh thì Dự án ACP Lâm Đồng là một dự án được ngành nông nghiệp tỉnh thực hiện rất thành công, góp phần nâng cao năng suất - chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản. Vấn đề đặt ra cho ngành nông nghiệp cũng như các địa phương trong toàn tỉnh là duy trì và nhân rộng những kết quả này - nhất là duy trì các LMSX - như thế nào sau khi dự án đã kết thúc.
Nguồn: Báo Lâm Đồng
phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do