• Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Ảnh 4
  • Ảnh 11
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 9
  • Ảnh 2
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 5
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 3
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Ảnh 6
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 10
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Hệ thống Biogas
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 1
  • Ảnh 7
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 8
  • Hoạt động APMB
Tin từ các Dự án trực thuộc Ban

LIFSAP TP.HCM – Đào tạo vùng GAHP đã có hơn 4000 người tham dự

25/09/2015

TP.HCM – Đào tạo vùng GAHP đã có hơn 4000 người tham dự

Dựa trên các tiêu chí của Dự án và quá trình thực hiện các cam kết của các hộ chăn nuôi trong nhóm GAHP, UBND các địa phương tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện trên cơ sở thành lập các nhóm GAHP. Kết quả đến nay, trên địa bàn có 02 vùng GAHP gồm 40 nhóm GAHP với tổng số 848 hộ chăn nuôi.

Tính từ đầu dự án đến nay, vùng GAHP TP.HCM đã tổ chức 173 lớp với 4.551 người tham dự, tổ chức 30 lớp tập huấn nhân rộng với 717 hộ chăn nuôi chưa tham gia GAHP trong vùng GAHP được tiếp cận quy trình GAHP.

 

Lý thuyết kèm thc tế giúp bà con có nim tin mãnh m vào GAHP

Trong suốt thời gian qua, với nội dung đào tạo của dự án phù hợp với trình độ của nông dân nên phần lớn các hộ đã áp dụng quy trình chăn nuôi nông hộ đạt kết quả tốt, khi dự án kết thúc các hộ chăn nuôi vẫn cam kết tiếp tục thực hiện theo quy trình GAHP (vì nó đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con). Hầu hết nông dân sau khi tham dự tập huấn đã hiểu và nắm vững quy trình thực hành chăn nuôi heo an toàn từ đó cải thiện điều kiện chăn nuôi và thay đổi tập quán chăn nuôi, các chỉ số chăn nuôi của các hộ áp dụng theo quy trình VietGAHP đã được cải thiện rõ rệt, không còn dịch bệnh lớn trên địa bàn xảy ra; Tỷ lệ chết giảm từ 0,85% năm 2013 xuống còn 0,14% năm 2014); Thời gian nuôi heo giảm (từ 119 ngày – năm 2013, giảm xuống còn 110 ngày – năm 2014); Tăng trọng đàn heo của hộ VietGAHP (0,75kg – 0,77kg/ngày); Giá bán heo của các hộ tăng (heo của các h�� áp dụng GAHP giá bán heo con giống  97.000 đồng/kg còn hộ không áp dụng VietGAHP chỉ bán được 85.000 đồng/kg – heo thịt của hộ áp dụng VietGAHP giá 50.000 đồng/kg, heo không áp dụng VietGAHP giá 48.000 đồng/kg (tháng 1/2015) tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

GAHP - Mô hình phòng chống bệnh tốt nhất hiện nay

Các hộ chăn nuôi được hỗ trợ vật tư, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi, vật tư, thiết bị nâng cấp các biện pháp an toàn sinh học, sữa chữa chuồng trại, xây dựng công trình khí sinh học (Biogas). Ngoài ra, mỗi nhóm GAHP đều được hỗ trợ bàn ghế, bảng phục vụ hội họp, trao đổi kinh nghiệm của nhóm GAHP.

Tính từ đầu dự án đến nay đã lấy 5 đợt, phối hợp với Chi cục Thú y tổ chức thực hiện các đợt (02 đợt/năm) giám sát huyết thanh vật nuôi thuộc các hộ GAHP với 1.220 mẫu, điều tra dịch tễ và giám sát hàng ngày ở các hộ chăn nuôi tại 09 xã vùng GAHP: xã An Phú, Trung Lập Hạ, Phú Hòa Đông, Tân Thạnh Đông, Tân Phú Trung, Phạm Văn Cội, Nhuận Đức, An Phú thuộc huyện Củ Chi và Xuân Thới Thượng thuộc huyện Hóc Môn vào T12/2012; T6/2013; T11/2013; T6/2013; T6/2014; T10/2014.

Kết quả theo dõi dịch tễ vùng GAHP cho thấy, tỷ lệ heo có kháng thể bảo hộ virus lở mồm long móng serotype O đạt 82,78%, cao hơn so với kết quả khảo sát đợt 12/2012 (25,6%); Tỷ lệ bảo hộ trên nhóm heo được tiêm phòng đạt 85,16% cao hơn so với nhóm heo chưa tiêm phòng (47,83%). Xét nghiệm kháng thể kháng protein virus lở mồm long móng FMD 3ABC không phát hiện mẫu dương tính (0,00%) trên heo; Chưa phát hiện tình trạng nhiễm virus dịch tả heo trên đàn heo. Điều này cho thấy, mô hình GAHP được coi là mô hình phòng chống bệnh tốt nhất hiện nay.

Tính từ đầu dự án đến nay, đã tổ chức đánh giá cấp chứng nhận hộ chăn nuôi đạt các tiêu chí theo quy trình VietGAP là 414 hộ: năm 2013, đã cấp chứng nhận cho 133 hộ thành viên nhóm GAHP đạt các tiêu chí VietGAP. Trong năm 2014 đã tổ chức đánh giá cấp chứng nhận VietGAP cho 281 hộ, nâng tổng số hộ đạt các tiêu chí VietGAP là 414 hộ/598 hộ được đánh giá.

Cho đến nay, các hộ GAHP đã nắm bắt được kỹ thuật chăn nuôi theo quy trình GAHP và bước đầu thay đổi hành vi, tập quán, thói quen trong chăn nuôi tạo sản phẩm heo sạch cho người tiêu dùng. Với các hộ tham gia dự án được dự án hỗ trợ về các trang thiết bị trong chăn nuôi, nâng cấp sửa chữa chuồng trại, hỗ trợ 1 phần kinh phí lắp đặt hầm Biogas, được dự án đào tạo quy trình chăn nuôi heo an toàn cho bà con. Nhiều hộ chăn nuôi đã xây dựng hầm Biogas để xử lý chất thải, bảo vệ môi trường và giảm thiểu lây lan dịch bệnh (tính từ đầu dự án đến nay có 544 hộ chăn nuôi được dự án hỗ trợ tiền Biogas). Trước khi đầu tư xây lắp Biogas, do đặc thù nước thải khu chăn nuôi có mức độ ô nhiễm các chất hữu cơ rất lớn, vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Dựa vào kết quả quan trắc kết quả chất lượng nước thải thông qua 5 chỉ tiêu đại diện cho mức độ ô nhiễm nước thải chăn nuôi đều giảm so với nước thải đầu vào từ kết quả phân tích trên cho thấy việc xây dựng Biogas cải thiện môi truờng, có nhiều hộ chăn nuôi tăng quy mô đàn dẫn đến sự quá tải của hầm Biogas làm giảm hiệu quả xử lý của hầm, qua thống kê cho thấy việc đầu tư xây dựng hầm Biogas đã giúp các hộ chăn nuôi tiết kiệm chi phí đun nấu và thắp sáng dao động trong khoảng 2,4 triệu đồng đến 8,4 triệu đồng trong một năm (tùy quy mô) ngoài ra còn tận dụng phụ phẩm sau Biogas để làm phân bón cho cây trồng và nuôi cá.

Thông qua việc áp dụng quy trình GAHP, các sản phẩm chăn nuôi được kiểm soát chặt chẽ ở từng khâu sản xuất như chuồng trại, chất lượng con giống, TĂCN, nước uống, thú y, chăm sóc, nuôi dưỡng, ghi chép, xuất bán sản phẩm… các hộ chăn nuôi đã nâng cao được hiệu quả kinh tế cho hộ gia đình và cung cấp nguồn thịt “an toàn” cho cộng đồng, cụ thể:

- Tỷ lệ tiêm phòng vacxin đối với các bệnh thông thường tại vùng chăn nuôi ưu tiên đạt 100%.

- Tỷ lệ heo mắc bệnh thấp, không có dịch bệnh lớn trên địa bàn xảy ra.

- Các chỉ tiêu năng suất chăn nuôi được cải thiện.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Phần lớn các hộ chăn nuôi đã có ý thức thực hiện tiêm phòng các bệnh bắt buộc như (Dịch tả heo, LMLM, PRRS, tụ huyết trùng, thương hàn).

- Đã thành tổ chức các Hội nghị tiêu thụ sản phẩm heo (số heo bán được chưa cao, chưa giúp ổn định giá đầu ra của heo).





Nguồn: Dự án LIFSAP
phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do