Sau 5 năm thực hiện, Nghệ An đã xây dựng được 4 vùng thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) với 30 nhóm gồm 599 hộ thành viên nằm trong vùng GAHP tại 10 xã thuộc 4 huyện Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn và Nghi Lộc.
|
Thực phẩm tươi sống tại các chợ đảm bảo an toàn thực phẩm |
Ông Vi Lưu Bình, PGĐ Sở NN-PTNT kiêm GĐ Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) Nghệ An chia sẻ, mặc dù số lượng cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm không nhiều, lại triển khai trên địa bàn rộng... song đến thời điểm này, dự án LIFSAP đã hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra.
Sau 5 năm thực hiện, Nghệ An đã xây dựng được 4 vùng thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) với 30 nhóm gồm 599 hộ thành viên nằm trong vùng GAHP tại 10 xã thuộc 4 huyện Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn và Nghi Lộc.
BQL dự án cũng đã giúp các địa phương cải tạo nâng cấp được 41 chợ bán thực phẩm tươi sống, trong đó đã bàn giao đưa vào vận hành 36 chợ với 1.488 quầy và thực hiện xong phần hạng mục đầu tư xây dựng chợ dân sinh thuộc gói thầu cải tạo nâng cấp chợ Ú tại xã Đại Sơn, Đô Lương; hỗ trợ đầu tư cải tạo nâng cấp 4 lò giết mổ tập trung và cải thiện điều kiện vệ sinh thú y tại 16 cơ sở giết mổ nhỏ.
Nhờ đó, đã tạo được một số mô hình cạnh tranh chăn nuôi và đạt được một số thành công trong việc nâng cao nhận thức cho người dân về VSATTP.
Để có được những kết quả nói trên, bên cạnh việc hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả của hệ thống quản lý dự án từ cấp tỉnh đến huyện và xã, BQL dự án đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía BQL dự án LIFSAP Trung ương (PCU), Ngân hàng Thế giới (WB) và sự chỉ đạo sâu sát của tỉnh, cũng như sự hợp tác tích cực của các ban ngành liên quan.
Nguồn vốn đối ứng đã được ngân sách tỉnh cấp kịp thời, đầy đủ theo nhu cầu hàng năm. Thêm vào đó chính là mục tiêu của dự án phù hợp với nhu cầu thực tế của các địa phương nên đã được các cấp chính quyền và người chăn nuôi tích cực hưởng ứng.
Từ năm 2011-2015, 4 huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Nam Đàn, Đô Lương được BQL dự án LIFSAP Nghệ An lựa chọn để xây dựng vùng GAHP và dự án đã nghiệm thu, hỗ trợ kinh phí cho 503/599 hộ sửa chữa nâng cấp chuồng trại (đạt 83,97%), 96 hộ còn lại đã nghiệm thu vào quý 3/2015.
100% số hộ chăn nuôi được lựa chọn đã được hỗ trợ các thiết bị dụng cụ chăn nuôi, an toàn sinh học. Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ lắp đặt 873 bể biogas và 90 hố ủ phân cho các hộ trong các vùng GAHP.
Thời gian qua, BQL dự án đã tổ chức được 248 lợp tập huấn, hội thảo, thu hút 6.188 lượt cán bộ và nông dân vùng GAHP tham gia; tổ chức 14 cuộc hội thảo truyền thông cho 1.132 lượt người tham gia.
Dự án LIFSAP Nghệ An đã góp phần tác động vào ngành chăn nuôi của tỉnh. Vì thế, dự án đã được UBND tỉnh đánh giá cao và coi đây là hướng đi, là mô hình tổ chức chăn nuôi nông hộ tốt nhất làm cơ sở để vận dụng ban hành các chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững có hiệu quả, nâng cao giá trị... |
Trong đó có 4 đợt tham quan học tập về kinh nghiệm phát triển GAHP tại 6 tỉnh, thành gồm Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội, Cao Bằng, Đồng Nai và Long An cho 70 thành viên nhóm GAHP tiêu biểu và 45 cán bộ các ban ngành liên quan.
Điều đáng mừng là qua kiểm tra đánh giá chứng nhận GAHP đều đạt kết quả tốt. Có 586/599 hộ được cấp chứng nhận VietGAHP (đạt 97,8%).
Song song với các hoạt động kể trên, BQL dự án đã hợp đồng với các cơ quan chức năng tiến hành lấy mẫu nư��c thải, phân tích và báo cáo các hoạt động giám sát tại 31 chợ thực phẩm đang vận hành và 5 chợ đang thực hiện, 4 lò mổ lớn; 16 cơ sở giết mổ nhỏ và 4 huyện vùng GAHP theo hướng dẫn của PCU.
Lấy 117 mẫu giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi tại vùng GAHP để định hướng cho người chăn nuôi sử dụng thức ăn chăn nuôi ngày một tốt hơn.
Tiến hành lấy 1.600 mẫu huyết thanh tại các điểm trình diễn GAHP của dự án thuộc 4 huyện vùng GAHP để có cơ sở cảnh báo dịch bệnh kịp thời cho người chăn nuôi.
Lấy 160 mẫu thịt tại 04 huyện vùng GAHP để kiểm tra tồn dư kháng sinh và hoocmon, đồng thời lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh, kim loại nặng tại 21 chợ thực phẩm và 4 cơ sở giết mổ.
BQL đã tiếp tục tăng cường tuyên truyền, tập huấn cho người dân về công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại chợ để đảm bảo VSATTP.
Hỗ trợ nâng cấp 4 lò mổ và 16 cơ sở giết mổ nhỏ; ký cam kết với các chủ lò mổ về các vấn đề đảm bảo an toàn giết mổ, quy trình giết mổ sau khi được dự án hỗ trợ nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu giết mổ sạch, vệ sinh, thú y, môi trường… tạo mô hình liên kết chuỗi từ vùng GAHP - lò mổ - chợ thực phẩm tươi sống, thực hiện mục tiêu dự án sạch từ trang trại đến bàn ăn.