Ngày 29/03/2016 tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An, Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm đã tổ chức “Hội nghị tổng kết Dự án giai đoạn 2010-2015 và khởi động giai đoạn 2016-2018”. Đến dự lễ tổng kết có Đ/c: Đinh Viết Hồng – Phó Bí thư tỉnh Nghệ An; Ông: Vũ Văn Tám – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp PTNT; Bà: Victoria Kwa Kwa – Giám đốc Ngân hàng Thế Giới tại Việt Nam; Ông: Lê Văn Hiến - Trưởng Ban quản lý các dự án nông nghiệp; Ông Võ Thành Sơn - Chủ nhiệm dự án; Ông Tôn Thất Sơn Phong - Giám đốc dự án; Cùng đại diện các Bộ, Ban, Ngành, Cục, Vụ có liên quan đến những hoạt động của Dự án.
(Giám đốc ngân hàng Thế Giới tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị)
Hội nghị cùng điểm lại những hoạt động mà dự án đã triển khai từ năm 2010 đến 31/12/2015, nêu lên những đóng góp tích cực của Dự án trong phát triển ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm nói riêng và mục tiêu chính nhằm hướng đến tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo định hướng của Chính phủ Việt Nam.
(Toàn cảnh hội nghị)
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất của những người chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình, giảm thiểu tác động môi trường của hoạt động chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ gia súc gia cầm, và tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi, chủ yếu là sản phẩm thịt, ở những tỉnh/thành phố được chọn.
Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) được thực hiện trên địa bàn 12 tỉnh/thành gồm: Cao Bằng, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Lâm Đồng, Đồng Nai, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh, với thời gian thực hiện 2010-2015.
Mục tiêu ngắn hạn của Dự án:
Các hộ chăn nuôi tiếp nhận công nghệ chăn nuôi an toàn, kỹ thuật quản lý, sản xuất và phòng chống dịch bệnh hiệu quả hơn;
Khoảng 8.500 hộ chăn nuôi trong vùng ưu tiên sẽ được đào tạo qui trình chăn nuôi an toàn;
Thực hiện 1 vùng qui hoạch chăn nuôi thí điểm trên 1 tỉnh dự án (điều chỉnh giảm xuống còn 1 Vùng quy hoạch chăn nuôi thí điểm tại tỉnh Đồng Nai).
Tỉ lệ tiêm phòng vắc-xin cao phòng các bệnh thông thường (>90%) trong các hộ tham giam dự án.
Ít nhất 9.000 hộ trong vùng qui hoạch chăn nuôi và vùng ưu tiên áp dụng qui trình chăn nuôi an toàn và các biện pháp nâng cao an toàn sinh học;
Giảm 50% số gia súc, gia cầm mắc các bệnh thông thường trong các xã dự án;
Năng lực cán bộ thú y xã được nâng cao;
8.500 hộ trong vùng qui hoạch chăn nuôi và vùng ưu tiên áp dụng qui trình quản lý chất thải;
130 lò mổ và 500 chợ thực phẩm tươi sống (được điều chỉnh giảm xuống còn 400 chợ thực phẩm tươi sống) được nâng cấp và áp dụng tốt quy trình quản lý chất thải;
Hạ tầng chăn nuôi an toàn và thị trường sản phẩm chăn nuôi được thiết lập;
Năng lực quản lý ngành chăn nuôi và thú y được nâng cao để kiểm tra giám sát các vấn đề môi trường và VSATTP.
(Khoảng 39.000 hộ chăn nuôi được tiếp cận dịch vụ khuyến nông chăn nuôi chất lượng cao và kịp thời.
Mục tiêu dài hạn của Dự án:
Các sản phẩm chăn nuôi có đủ khả năng đáp ứng tính cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
Năng lực kiểm soát của các cơ quan quản lý ngành chăn nuôi, thú y được nâng cao giúp người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm chăn nuôi sạch, an toàn.
Tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có chất lượng và năng suất cao, đảm bảo tiêu chuẩn, giúp người nông dân trong vùng dự án nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm ổn định, bền vững.
Các vùng qui hoạch chăn nuôi đi vào hoạt động nhằm kiểm soát dịch bệnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
Các lò mổ tập trung vận hành tốt giúp các cơ quan thú y kiểm soát chất lượng sản phẩm chăn nuôi trước khi đưa ra thị trường.
Các chợ buôn bán sản phẩm chăn nuôi tươi sống áp dụng quy trình an toàn thực phẩm và xử lý chất thải;
Đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm, khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi;
Các chỉ số thực hiện chính của Dự án (KPI):
Tăng hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi qua việc áp dụng các phương thức chăn nuôi an toàn (GAHP), giảm tỉ lệ chết của vật nuôi 30%, rút ngắn thời gian vỗ béo 15%, tăng số lượng đàn vật nuôi của nông hộ 15%.
Giảm ô nhiễm môi trường gây ra do ngành chăn nuôi qua việc hỗ trợ các các hộ chăn nuôi, lò mổ và các chợ thực phẩm tươi sống đạt tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường (70% hộ, 90% các lò mổ và chợ thực phẩm tươi sống đáp ứng tiêu chuẩn môi trường);
Tăng sản phẩm chăn nuôi đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm qua việc hỗ trợ các lò mổ và chợ bán thực phẩm tươi sống đạt tiêu chuẩn quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm (90% các lò mổ và chợ thực phẩm tươi sống trọng điểm đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh ATTP).
(Ông Tôn Thất Sơn Phong Giám đốc dự án trình bày báo cáo tại Hội nghị)
Sau hơn 05 năm triển khai Dự án, hầu hết các mục tiêu của dự án đều hoàn thành theo kế hoạch đề ra
Dự án Cạnh tranh chăn nuôi và an toàn thực phẩm trong pha 1 đã triển khai thiết lập được 46 vùng GAHP với 11.201 hộ GAHP, hỗ trợ nâng cấp 235 cơ sở giết mổ và 378 chợ thực phẩm tươi sống trên 12 tỉnh/ thành phố. Đồng thời, cũng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các huyện, xã, hộ nông dân, hộ giết mổ, hộ tiểu thương, các đối tượng có liên qua tham gia các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức, thay đổi hành vi, tập quán, thói quen trong sản xuất, kinh doanh cũng như quản lý. Chuỗi chăn nuôi Khép kín từ “Nhóm/hộ GAHP – CSGM - Chợ thực phẩm tươi sống” trong các vùng GAHP đã được thiết lập, đi vào hoạt động, người dân đã bắt đầu được hưởng lợi các sản phẩm GAHP của dự án.
Kết quả đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu dự án đã đề ra, các mục tiêu của dự án đã (và vẫn) phù hợp với các ưu tiên của quốc gia và Chiến lược hỗ trợ quốc gia của WB;
Dự án đã đáp ứng được nguyện vọng của nông dân, các cấp chính quyền các tỉnh tham gia dự án về các vấn đề sản xuất, quản lý, kinh doanh đảm bảo an toàn thực phẩm và đã góp phần nâng cao được trình độ, kiến thức, kỹ năng cho các cán bộ từ trung ương đến địa phương, các hộ chăn nuôi, giết mổ, tiểu thương tham gia dự án;
Dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao và có ảnh hưởng tốt đến các vấn đề xã hội, môi trường và an toàn thực phẩm và được coi như “chất xúc tác” thúc đẩy quá trình thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020 và Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.
Bên cạnh những thành công dự án còn một số điểm yếu là: Mức độ liên kết giữa các hộ GAHP, nhóm GAHP còn yếu làm lượng sản phẩm đầu ra phân tán, chưa đạt đến được một quy mô lớn để tạo tác động đáng kể cho chuỗi giá trị ngành hàng, do đó giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao; Hoạt động truy xuất nguồn gốc mới dừng lại ở thí điểm, xây dựng thương hiệu mới ở mức truyền thông chưa thực sự được thực hiện như là giải pháp nhằm tạo sự khác biệt giữa sản phẩm GAHP và không GAHP nên chưa nâng cao được giá trị sản phẩm. Các nội dung này cần thiết phải khắc phục trong pha bổ sung vốn của Dự án.
Đánh giá chung: Mặc dù gặp một số khó khăn ở giai đoạn đầu, song kết quả của dự án đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu ban đầu đã đề ra, Dự án được đánh giá là "thành công".
Một số hình ảnh hội nghị: