• Ảnh 10
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Ảnh 2
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Hệ thống Biogas
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Ảnh 7
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Ảnh 1
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 11
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Ảnh 5
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 4
  • Ảnh 9
  • Ảnh 6
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 3
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 8
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Hoạt động APMB
Tin từ các Dự án trực thuộc Ban

DA MNPB - Hội nghị tổng kết dự án Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc

08/05/2017
 Hội nghị tổng kết dự án Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc 
Dự án Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) quản lý. Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp là đơn vị trực tiếp thực hiện. Mục tiêu của dự án là tăng cường sức khả năng chống chịu và giảm nhẹ khả năng dễ bị tổn thương của các công trình hạ tầng nông thôn tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trước những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và hỗ trợ khung chính sách cho phép khuyến khích phát triển hạ tầng vùng núi phía Bắc có sức bền với khí hậu và xây dựng bốn mô hình trình diễn ứng dụng giải pháp công nghệ sinh học bảo vệ, chống sạt lở mái dốc kè bờ sông tại Bắc Kạn và Sơn La và mô hình đường giao thông tại Sơn La và Thái Nguyên.

Trải qua 4 năm thực hiện từ cuối năm 2012, đến nay dự án đã đi vào giai đoạn kết thúc. Ngày 5/5/2017, hợp phần ADB đã tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá các kết quả dự án tại Hà Nội. Đến tham dự hội nghị có Ông Lê Văn Hiến, Trưởng ban Quản lý các dự án Nông nghiệp , đại diện các đơn vị thuộc Cục, Vụ của Bộ NN&PTNT, các Sở NN&PTNT của 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Sơn La. Hội nghị đã trình bày tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện dự án, những kết quả thực hiện của dự án để hỗ trợ các tỉnh trong việc nâng cao năng lực trong ứng phó với những hiện tượng thời tiết cực đoan, tác động của biến đổi khí hậu mà trong đó Việt Nam là một trong những nước chịu tác động nhiều nhất của biến đổi khí hậu. Một trong những năng lực ứng phó mà dự án xây dựng phải kế đến thực hiện thí điểm các giải pháp công nghệ sinh học có chi phí thấp, dễ thực hiện nhằm giảm bớt tình trạng dễ bị tổn thương của CSHTNT trước các hiện tượng khí hậu cực đoan. Đó là các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học bảo vệ sườn dốc kè bờ sông tại Kè sạt lở xã Thanh Mai, tỉnh Bắc Kạn, kè suối xã Thôm Mòn, tỉnh Sơn La và các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học bảo vệ mái dốc đường tại xã Liên Minh, tỉnh Thái Nguyên và xã Phỏng Lập, tỉnh Sơn La.

Kết quả qua 2 năm thực hiện các mô hình cho thấy mô hình đã đạt được kết quả tốt, có hiệu quả chống xói lở tốt và đã được trải nghiệm qua 2 trận lũ nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Các cây trồng trên mô hình bao gồm những cây bản địa tại địa phương và cỏ vetiver dễ trồng, dễ gây giống và chi phí thấp vừa thân thiện với môi trường vừa cho hiệu quả kinh tế khi bà con có thể cắt lá về cho chăn nuôi, làm chổi đót sử dụng.

Hội nghị cũng nhận được ý kiến phản hồi tốt từ phía các đại biểu tham dự. Với hiệu quả từ mô hình trình diễn, người dân tại khu vực có mô hình trình diễn cũng đã tự xem xét và đem về áp dụng tại gia đình để chống sạt lở cho ruộng gia đình. Đây là một giải pháp dễ áp dụng, dễ thực hiện và phù hợp với điều kiện người dân khu vực miền núi với điều kiện khó khăn không thể áp dụng các biện pháp kè cứng có chi phí cao. Hiện nay một số tỉnh trong khu vực miền núi như Lai Châu và Lạng Sơn cũng đang nghiên cứu và đề xuất với UBND tỉnh để đưa vào áp dụng với các công trình CSHT trong tỉnh. Dự án cũng hy vọng của các mô hình sẽ được áp dụng rộng rãi tại các tỉnh còn lại. Tuy nhiên để có thể nhân rộng mô hình cần thiết phải tiếp tục xây dựng thành các tiêu chuẩn, định mức để các tỉnh có thể áp dụng đối với các công trình do nhà nước đầu tư. 

Một số hình ảnh hội nghị



Nguồn: DA MNPB
phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do