• Ảnh 5
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Ảnh 3
  • Hệ thống Biogas
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Ảnh 10
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 11
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 4
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 1
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 9
  • Ảnh 8
  • Ảnh 7
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Ảnh 6
  • Ảnh 2
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Hoạt động APMB
Tin từ các Dự án trực thuộc Ban

DA LIFSAP - Hội nghị tổng kết đề án “Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gia súc và gia cầm giai đoạn 2014-2018”

09/09/2017

Ngày 8/9/2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban quản lý dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm - KVBS đã phối hợp cùng cục Thú y tổ chức hội nghị tổng kết đề án “Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gia súc và gia cầm giai đoạn 2014-2018”
Để triển khai mô hình những vùng chăn nuôi “nói không” với dịch bệnh trên gia súc, gia cầm nhằm đảm bảo thực phẩm sạch cho người tiêu dùng và xuất khẩu.
 

Sau hơn 2 năm triển khai xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, tình hình dịch bệnh trên gia cầm ở vùng dự án đã giảm rõ rệt. Trong đó 7 địa phương được chọn làm thí điểm gồm Nam Định, Thái Bình ở miền Bắc (vùng không có heo tai xanh) và Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh ở miền Nam (vùng không có cúm gia cầm). Đây là những tỉnh đang có lượng gia súc, gia cầm lớn được chăn nuôi để cung ứng cho 2 thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM.



Tham dự và chủ trì Hội nghị có ông Vũ Văn Tám - Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT; Về phía cục Thú y có ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng cục Thú y; Đại diện Ban quản lý các dự án Nông nghiệp có ông Tôn Thất Sơn Phong - Phó trưởng Ban, Giám đốc dự án LIFSAP; Cùng đại diện 5 tỉnh thuộc vùng an toàn dịch bệnh phía Nam.

Với đề án xây dựng vùng an toàn dịch bệnh nhằm phát triển bền vững ngành chăn nuôi gà theo chuỗi giá trị, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu của quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu thịt, trứng, gia cầm.

Theo cục Thú y, kể từ khi triển khai Đề án đến nay, tình hình dịch bệnh tại 5 tỉnh trên đã giảm rõ rệt, nhất là 2 bệnh cúm gia cầm và NewCastle.Tại các tỉnh này cũng không xuất hiện bệnh dịch tả lợn, riêng dịch lở mồm long móng chỉ xảy ra nhỏ lẻ ở hộ chăn nuôi gia đình….Các đánh giá cho thấy, việc triển khai Đề án này đã góp phần tạo thuận lợi cho việc xuất bán sản phẩm chăn nuôi từ cơ sở an toàn dịch bệnh, thay vì phải thực hiện kiểm dịch xuất tỉnh từng lô hàng như trước đây.Bên cạnh đó, đã và đang có một số chuỗi sản xuất thịt gà, trứng gà xuất khẩu.Đơn cử như Công ty TNHH Koyu & Unitek tại Đồng Nai xuất khẩu thành công thịt gà chế biến sang thị trường Nhật Bản; sản phẩm trứng gia cầm đã được xuất sang một số thị trường như Singapore, Nhật Bản…Tuy nhiên, Đề án này vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai.Tình trạng chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ vẫn đan xen với các cơ sở chăn nuôi tập trung nên nguy cơ về dịch bệnh vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.Mặt khác, thời điểm triển khai Đề án trùng với tình hình giá cả thị trường chăn nuôi không ổn định, giá bán sản phẩm an toàn dịch bệnh, sản phẩm tham gia vào chuỗi lại chưa có sự khác biệt nhiều so với các sản phẩm bình thường nên người chăn nuôi chưa tích cực hưởng ứng tham gia đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh…Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ngày càng lớn của các cơ sở, doanh nghiệp chăn nuôi, tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, Bộ sẽ phối hợp với các tỉnh, thành nhân rộng việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh ra phạm vi cả nước và mở rộng thêm các đối tượng khác để đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ tổ chức đàm phán với các nước để đánh giá công nhận hệ thống quản lý kiểm dịch của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu thị trường nhập khẩu.Trong trường hợp cần thiết sẽ có các văn bản ký kết hoặc thỏa thuận để rộng đường cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.

Đánh giá tổng quan, Thứ trưởng Tám cho rằng "nhưng nỗ lực suốt thời gian qua của các tỉnh đã ghi nhận những kết quả đáng kể, khi bắt đầu khống chế dịch bệnh và tiếp tục nỗ lực xây dựng được một số chuỗi sản xuất thịt gà, trứng gà xuất khẩu”

Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết: “Trong năm 2017, đã thêm nhiều doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị Cục hỗ trợ, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng”.

Về xuất khẩu trứng gà tươi thương phẩm sang Hàn Quốc, có Công ty Cổ phần Ba Huân, Công ty cổ phần DTK, Công ty TNHH Thành Đức. Với thịt gà, thịt lợn chế biến sang Nhật Bản, Hàn Quốc, có Công ty CP Việt Nam, Tập đoàn DABACO, Công ty CJ cầu Tre…

“Vấn đề quan trọng nhất là doanh nghiệp phải hoàn thành chuỗi của mình, hạ thấp giá thành và có đối tác tại nước ngoài để thuận lợi hơn”, ông Đông chia sẻ.

Được biết, Cục Thú y đã và đang tiếp tục đàm phán với Cục Thú y một số nước khác. Hiện Cục đã đàm phán thành công với Cục Thú y Myanmar về yêu cầu vệ sinh thú y đối với việc xuất khẩu trứng gà giống từ Việt Nam. Dự kiến vào đầu tháng 10.2017 phía Myanmar sẽ tổ chức kiểm tra chuỗi sản xuất trứng gà giống của doanh nghiệp, nếu bảo đảm yêu cầu sẽ cho phép nhập khẩu.

Một số hình ảnh Hội nghị:

phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do