• Hệ thống Biogas
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Ảnh 4
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 3
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Ảnh 7
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 5
  • Ảnh 6
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 8
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Ảnh 9
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Ảnh 1
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Ảnh 2
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 11
  • Ảnh 10
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ngành NN&PTNT
Tin từ các Dự án trực thuộc Ban

DA LIFSAP - PPMU Lâm Đồng khánh thành Cơ sở giết mổ tập trung tại Lâm Hà

27/01/2018
 Cơ sở giết mổ tập trung (GMTT) Nguyễn Hồng Công (xã Đạ Đờn) được sự đầu tư của dự án LIFSAP, trở thành cơ sở giết mổ tập trung đầu tiên của huyện Lâm Hà tạo nên một mắt xích trong chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thịt sạch từ trang trại đến bàn ăn.
Ông Nguyễn Minh Sơn bàn giao hồ sơ hoàn thành công trình. Ảnh: H.Y
Ông Nguyễn Minh Sơn bàn giao hồ sơ hoàn thành công trình. Ảnh: H.Y

Cách đây hơn 20 năm, gia đình ông Nguyễn Hồng Công, thôn Tân Lâm, xã Đạ Đờn (Lâm Hà) đã làm lò mổ thịt heo để bán ngoài chợ. Ông Công bộc bạch: “Bấy lâu nay người tiêu dùng như đang lạc vào “mê hồn trận”, không thể phân biệt được đâu là thực phẩm sạch, đâu là thực phẩm bẩn. Với mong muốn hình thành chuỗi liên kết khép kín, đảm bảo xuyên suốt từ sản xuất, thu hoạch, chế biến đến lúc xuất bán sản phẩm sạch ra ngoài thị trường, khi dự án LIFSAP hỗ trợ 30.000 USD, tôi đã không ngần ngại vay mượn, huy động thêm để  đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung theo đúng quy chuẩn”.
 
Cơ sở giết mổ tập trung của gia đình ông Công rộng  890 m2, tọa lạc trên phần diện tích 2 ha, được xây dựng với tổng kinh phí là 2.817 triệu đồng, trong đó Ngân hàng thế giới hỗ trợ 30.000 USD, số tiền còn lại từ đối ứng của Chính phủ và vốn tư nhân. Các hạng mục được xây dựng gồm 3 dây chuyền giết mổ treo, nhà xưởng, phòng làm việc  thú y, hệ thống điện, nước sạch, khu chuồng nhốt chờ giết mổ, hệ thống xử lý nước thải, đường nội bộ được xây dựng và lắp đặt phù hợp cho vận hành giết mổ… Qua đó, cơ sở giết mổ tập trung Nguyễn Hồng Công được xây dựng theo quy tắc một chiều, có khu bẩn, khu sạch và chuồng nuôi nhốt được tách riêng biệt…; sạch sẽ, thoáng mát, bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường hơn so với giết mổ theo cách truyền thống. Cơ sở có công suất giết mổ trung bình là 150 con lợn/ngày, sản phẩm thịt sau giết mổ đều được cơ quan thú y của huyện kiểm tra, lăn dấu kiểm dịch và được phân phối tại các chợ ở Lâm Hà và vùng lân cận như Đà Lạt, Đức Trọng... 
 
Cơ sở giết mổ tập trung Nguyễn Hồng Công đáp ứng công suất 150 con/ngày. Ảnh: H.Y
Cơ sở giết mổ tập trung Nguyễn Hồng Công đáp ứng công suất 150 con/ngày. Ảnh: H.Y

Bà Nguyễn Thị Hoạt, Tổ dân phố Từ Liêm 2, thị trấn Nam Ban nuôi heo từ cách đây hơn 30 năm, nhưng những năm gần đây bà bắt đầu chuyển hướng đầu tư chuồng trại để chăn nuôi heo VietGAHP. Bà cho biết, người chăn nuôi heo theo hướng VietGAHP phải đảm bảo được 3 tiêu chí, đó là an toàn dịch bệnh, không có tồn dư lượng kháng sinh trong heo vượt mức cho phép và đảm bảo không đưa heo bệnh ra ngoài thị trường. Các tổ nhóm GAHP đều phải tuân thủ chặt chẽ các quy trình, từ giống, thức ăn, vệ sinh thú y cho đến kỹ thuật chăm sóc, heo đến thời kỳ xuất chuồng sẽ được nhập cho các cơ sở nằm trong phạm vi dự án. Trước, trong và sau khi giết mổ, tất cả các khâu đều có sự giám sát, kiểm định chặt chẽ từ các đơn vị chuyên ngành nên chất lượng nguồn hàng luôn đảm bảo, người tiêu dùng đánh giá cao. Theo lời ông Công, thực hiện theo quy trình giết mổ treo có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương thức truyền thống. Trước tiên con heo sẽ được giết mổ theo quy trình từ gây choáng, tháo tiết, trụng nước sôi, cạo  lông và lột phủ tạng, sau đó được vệ sinh kỹ nhằm hạn chế nhiễm khuẩn vào thân thịt. Công đoạn gây mê bằng xung điện kế đó vừa giúp con vật tránh đau đớn, đồng thời kìm hãm quá trình tiết ra độc tố gây hại… “Khi cơ sở giết mổ tập trung của tôi đi vào hoạt động sẽ là một cơ sở giết mổ đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y và môi trường cho người tiêu dùng, đưa tới người tiêu dùng các sản phẩm thịt tốt nhất, an toàn nhất, có thể cạnh tranh với các sản phẩm thịt tại các tỉnh và sản phẩm thịt ngoại nhập trên thị trường. Triển khai chặt chẽ quy trình về VSATTP nhằm đáp ứng chất lượng sản phẩm và tạo niềm tin của người tiêu dùng thì hiệu quả kinh doanh chắc chắn sẽ được nâng lên”, ông Công chia sẻ.
 
Ông Vũ Bá Yêu, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Lâm Hà cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 70 điểm giết mổ gia súc, gia cầm đang hoạt động với hình thức giết mổ thủ công và nhỏ lẻ là chính. Qua quá trình khảo sát, lập hồ sơ, thiết kế và thẩm định, phê duyệt, với tinh thần trách nhiệm phối hợp giữa các đơn vị chuyên môn và địa phương liên quan của huyện Lâm Hà với Ban quản lý dự án LIFSAP, Chi cục chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh, các đơn vị liên quan của Sở ngành tỉnh Lâm Đồng để thực hiện đầy đủ các bước hỗ trợ CSGM đảm bảo đúng quy trình. Việc dự án LIFSAP đầu tư cơ sở giết mổ tập trung Nguyễn Hồng Công ở xã Đạ Đờn đã giúp cải thiện các điều kiện vệ sinh thú y và vệ sinh ATTP theo chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn từ chăn nuôi - giết mổ - kinh doanh sản phẩm thịt, góp phần thay đổi diện mạo và thúc đẩy phát triển nông thôn mới của địa phương.

Ông Nguyễn Đức Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản: Khép kín quy trình từ chăn nuôi - giết mổ đến chợ thực phẩm
 
An toàn thực phẩm nói chung và trong giết mổ động vật nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt vì đó không chỉ là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mà còn tác động tới sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương. Lâm Hà là 1 trong 4 vùng GAHP do dự án LIFSAP xây dựng từ chăn nuôi an toàn đến giết mổ đảm bảo vệ sinh thú y và chợ an toàn thực phẩm. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc giết mổ và kiểm soát giết mổ chưa đi vào nề nếp, khu giết mổ  gia súc, gia cầm tập trung Nguyễn Hồng Công sẽ “khép kín” quy trình từ chăn nuôi - giết mổ đến chợ thực phẩm an toàn của huyện Lâm Hà. Từ đây, những sản phẩm sạch không chỉ cung cấp cho địa phương mà còn cung cấp cho các địa phương lân cận.
 
Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc dự án LIFSAP Lâm Đồng: Đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm thịt sạch
 
Công trình Cơ sở giết mổ tập trung Nguyễn Hồng Công với các hạng mục quy củ, bài bản đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm dịch thú y, đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm thịt sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là 1 trong 4 CSGM tập trung được sử dụng công nghệ mổ treo trong khuôn khổ hỗ trợ đầu tư từ dự án LIFSAP được đưa vào sử dụng, với công suất giết mổ 150 con heo/ngày, quy trình khép kín từ khâu nhốt, gây mê chọc tiết đến pha lóc thịt bằng công nghệ bán công nghiệp…
 
Ông Vũ Hồng Chỉnh, đại diện lò giết mổ của huyện Lâm Hà: Không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm
 
Lò giết mổ tập trung Nguyễn Hồng Công đi vào hoạt động là niềm vui đối với các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ như chúng tôi. Cơ sở giết mổ tập trung đi vào hoạt động sẽ tránh được trình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, cũng như bơm nước vào gia súc trước khi giết mổ. Bên cạnh đó, tình trạng giấu dịch, bán chạy các gia súc bị bệnh, bị chết ra thị trường để tiêu thụ nhằm hám lợi bất chính sẽ không còn. Chúng tôi cam kết tham gia vào cơ sở giết mổ tập trung để đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và cung cấp mọi thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ cho các cấp có thẩm quyền.
phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do