Sáng nay 10/3 tại tỉnh Đắk Lắk trong chương trình làm việc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh đã cùng với Cục trồng trọt; Ban quản lý các dự án Nông nghiệp thăm công trình nâng cấp vườn ươm của viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI), cùng đoàn công tác còn có sự tham gia của đại diện sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, đại diện ban quản lý dự án VnSAT Đắk Lắk và đại diện viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI).
(Đoàn công tác tham vường nhân chồi cafe vối)
Đây là công trình đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ tháng 4 năm 2018. Tại đây, dự án Vnsat đã đầu tư 2 hạng mục chính: Nâng cấp vườn ươm và Xây dựng hệ thống tưới cho vườn nhân chồi đầu dòng (XL13) được xây dựng tại Thôn 10, xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Đối với vườn ươm (diện tích xây dựng 0,7 ha) , các nội dung được nâng cấp gồm có cổng; tường rào lưới thép B40 cao 1,45m quanh vườn; đường bê tông 155m đi lại, vận chuyển trong vườn; khung sắt và mái che xung quanh vườn; và hệ thống tưới phun mưa trên cao cho toàn vườn.
Đối với vườn nhân chồi đầu dòng (diện tích 0,5 ha), được đầu tư lắp đặt hệ thống tưới phun mưa với 104 trụ, chân trụ cố định bằng bê tông đá 1x2 mác 200 kích thước 30x30x20cm, trụ nối tê giảm D40-27 nối vào đường ống nhánh, đầu trụ gắn béc phun; Bể chứa nước: V=50m3; bằng BTCT toàn khối đá 1x2 mác 200, bê tông lót móng đá 4x6 mác 100, móng bê tông đá 1x2 mác 200, trát tường VXM mác 75; hộp van và hệ thống đường ống chính HDPE D50 dài 130m, đường ống phụ HDPE D40 dài 920m.
(Hệ thống tưới phun mưa trong vườn ươm)
Tổng giá trị hạng mục công trình nâng cấp là 1.914.754.000 đồng, trong đó vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB) là 1.637.319.000 đồng và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 277.436.000 đồng.
Dự án VnSAT tỉnh Đắk Lắk là tỉnh đầu tiên đã hoàn thành việc nâng cấp vườn ươm của Viện WASI và bàn giao đưa vào sử dụng, và cũng là tỉnh đầu tiên đã hoàn thành việc lựa chọn các vườn ươm để hỗ trợ nâng cấp nhằm tăng cường qui mô và nâng cao chất lượng cây giống cà phê phục vụ nhu cầu tái canh. Đây là mô hình vườm ươm đem lại hiệu quả rất cao từ chất lượng công trình đến hiệu quả đầu tư của Dự án.
Dưới đây là một số hình ảnh đoàn công tác: