• Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Ảnh 7
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 4
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 2
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 5
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Ảnh 10
  • Ảnh 9
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 8
  • Ảnh 3
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 11
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Hệ thống Biogas
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Ảnh 6
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 1
  • Video phát sóng trên truyền hình 2015
Tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

17/07/2015

Ngày 11/7/2015, tại Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL”. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về đề án tái cơ cấu nông nghiệp; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát và ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp đồng chủ trì hội nghị.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến nay, đã có 12/13 tỉnh xây dựng Đề án hoặc Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo rà soát, đánh giá tình hình thực hiện và điều chỉnh các quy hoạch sản xuất nông nghiệp trong vùng đã được phê duyệt; đồng thời nghiên cứu xây dựng mới các quy hoạch phục vụ tái cơ cấu và ứng phó với biến đổi khí hậu, các quy hoạch mang tính liên vùng.
Đối với chuyển đổi cơ cấu trồng trọt, trong 2 năm qua, toàn vùng ĐBSCL đã chuyển 78.375 ha sang rau, dưa hấu, ngô, ha mè, thanh long, đậu tương và cây màu khác. Nhiều diện tích chuyển đổi đã đem đến hiệu quả kinh tế cao so với trồng lúa (trung bình tăng 20 - 30%). Về công tác giống, đã lập kế hoạch sản xuất và cung ứng giống theo từng vụ, từng năm và có sự kiểm soát của các cơ quan chuyên môn theo đúng các quy định pháp luật hiện hành; tổ chức sản xuất và cung ứng giống lúa mới cho nông dân để từng bước ổn định cơ cấu giống theo hướng tăng giống lúa chất lượng và giá trị thương mại cao. Nhiều vùng nguyên liệu sản xuất lúa chất lượng cao, đặc sản được tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giữa nông dân với hợp tác xã, doanh nghiệp gắn từ gieo trồng đến chế biến, xuất khẩu. Sản xuất theo cánh đồng lớn cũng đã tạo thuận lợi cho áp dụng quy trình canh tác tiên tiến, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật...
Thực hiện tái cơ cấu chăn nuôi, các địa phương đã chọn được vùng và vật nuôi chủ lực của từng vùng để tập trung chỉ đạo, tạo mọi điều kiện cho chăn nuôi phát triển; đã xác định được cơ cấu vật nuôi hợp lý, phù hợp. Các địa phương có thế mạnh về chăn nuôi bò thịt như Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang đã sử dụng công thức nhân giống bò lai giữa các giống Red Angus, Black Angus, Charolaire, Drought master… mang lại hiệu quả cao.
Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, các địa phương đã rà soát, hoàn thiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng để xác định rừng sản xuất tập trung, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng từ đó có kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao năng suất và giá trị rừng; xác định diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng; đồng thời ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, kế hoạch phát triển rừng ngập mặn cũng được các địa phương quan tâm thực hiện. 
Để thực hiện tái cơ cấu, công tác quy hoạch nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được triển khai thực hiện. Căn cứ vào kết quả điều tra nguồn lợi thủy sản, số lượng tàu thuyền và năng lực khai thác hiện có, Bộ đã xác định số tàu cần đóng mới và đã phân bổ cho 7 tỉnh ven biển trong vùng đóng mới và nâng cấp 376 tàu cá xa bờ theo qui định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP. Các tỉnh đã triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ trong khai thác và bảo quản sản phẩm trên tàu cá xa bờ như ứng dụng lưới rê hỗn hợp tại Trà Vinh, lưới rê đáy tại Tiền Giang, lưới chụp mực 4 tăng gông tại Cà Mau, thiết bị phân loại cá tại Kiên Giang, hầm bảo quản trên tàu tại Kiên Giang, Tiền Giang… Các tiến bộ kỹ thuật này đã góp phần tăng năng suất, hiệu quả khai thác và giảm tổn thất sau thu hoạch cho các tàu khai thác xa bờ. Đã triển khai thí điểm và thiết lập 02 khu bảo vệ nguồn giống tự nhiên tại Bến Tre và Kiên Giang nhằm bảo vệ và tái tạo nguồn lợi hải sản tại các vùng biển; đồng thời phối hợp với các tổ chức quốc tế (FAO, WWF…) triển khai các dự án thí điểm quản lý nghề lưới kéo và nghề lưới rê ghẹ vùng biển Kiên Giang theo hướng bền vững, đạt tiêu chuẩn quản lý quốc tế.
Nuôi tôm nước lợ và cá tra đã được xác định là hai đối tượng nuôi chủ lực của vùng. Các địa phương đã chủ động được nguồn giống chất lượng phục vụ cho sản xuất trong vùng. Toàn vùng có 626.661 ha nuôi tôm (chiếm 93,0% về diện tích nuôi tôm của cả nước) và đạt sản lượng 475.049 tấn (chiếm 84,4% sản lượng tôm nước lợ của cả nước). Cơ cấu tỷ lệ nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng có sự dịch chuyển trong những năm gần đây, tỷ lệ diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú tương ứng là 12,5% và 87,5%, trong khi đó tỷ lệ về sản lượng tôm chân trắng và tôm sú tương ứng đạt 56,9% và 43,1% cho thấy sự đóng góp rất lớn của tôm chân trắng trong việc gia tăng sản lượng tôm nuôi.
Tái cơ cấu lĩnh vực Thủy lợi được Bộ xác định tập trung vào 5 vấn đề lớn: (1) Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi; (2) Phát triển tưới cho cây trồng cạn; (3) Phát triển thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản; (4) Nâng cao mức bảo đảm an toàn hồ chứa (5) Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai. Đối với vùng ĐBSCL, các nhiệm vụ tái cơ cấu lĩnh vực thủy lợi đã được Bộ triển khai đến các địa phương, rà soát và điều chỉnh quy hoạch thủy lợi theo hướng đầu tư nhiều hơn cho thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, thủy lợi tưới cho cây công nghiệp, nghiên cứu và xây dựng các mô hình tưới tiết kiệm các loại cây trồng cạn khác...
Qua hai năm triển khai thực hiện "Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các bộ, ngành liên quan và các địa phương khu vực ĐBSCL đã nỗ lực triển khai thực hiện các nội dung và giải pháp tái cơ cấu theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các Đề án/Kế hoạch lĩnh vực và của địa phương, nên đã đạt được những kết quả bước đầu. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản phẩm được chuyển đổi theo nhu cầu thị trường hơn; đã hình thành được nhiều vùng nguyên liệu lúa gạo, trái cây và thủy sản tập trung, quy mô lớn lớn, sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP.... Các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, hiệu quả đang được phổ biến, đánh giá và nhân rộng./.

Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT
phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do