Trao đổi với Bộ trưởng An toàn thực phẩm Niu Di-lân, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: “Vấn đềđảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đang đượccảxã hội quan tâm, đối với Bộ NN&PTNT, chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm số một trong năm nay và những năm tiếp theo. Đây là vấn đề có liên quan đến sức khỏe của 90 triệu người dân Việt Namcũng như của gần 100 triệu người tiêu dùng nông sản do Việt Nam xuất khẩu”. Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng chia sẻ mong muốn xây dựng hình ảnh, uy tín cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam giống như khi cầm trái táo của Niu Di-lân người tiêu dùng hoàn toàn tin tưởng.
Thông qua chương trình hợp tác, Bộ trưởng Cao Đức Phát mong muốn phía Chính phủ Niu Di-lân chia sẻ kinh nghiệm và giúp Việt Nam đào tạo cán bộ. Chính những cán bộ này sẽ giúp chúng tôi làm những việc cần thiết từ xây dựng luật pháp đến triển khai những công việc có liên quan; hỗ trợ Việt Nam xây dựng mô hình, đặc biệt những mô hình xây dựng chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn ở nhiều nơi trong nước, trước hết là các thành phố lớn và hai bên tiếp thục thống nhất giải pháp thúc đẩy thương mại nông sản giữa hai nước. “Bây giờ chúng ta sắp sửa ký Hiệp định TPP- các loại thuế sẽ giảmxuống rấtthấp,bằng0%nên vấn đề còn lại chúng ta phải thống nhất những hàng rào kỹ thuật làm sao nókhoa học và thuận lợi” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tại hội đàm,bà Goodhew, Bộ trưởng An toàn thực phẩm Niu Di-lân đã đánh giá cao hợp tác hiện nay giữa hai bộ. Tháng 3/2015, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát và Bộ trưởng An toàn thực phẩm của Niu Di-lân đã ký Bản ghi nhớ về “An toàn thực phẩm và các hoạt động khác về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật”. Đây là khuôn khổ vững chắc, tạo nền móng cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên hơn nữa trong lĩnh vực an toàn toàn thực phẩm và các hoạt động khác về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật. Theo bà Bộ trưởng, chương trình mà hai bên sẽ ký kết trong khuôn khổ của thỏa thuận hợp tác đó sẽ đem lại lợi ích cho cả hai bên và cũng là quan tâm của cả hai bên. “Tôi nhất trí hai bêncó thểtăng cường hợp tácvà thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực về an toàn thực phẩm. Điều này rất quantrọng cho cả 2quốc gia. Tôi cũng thống nhất với ngài Bộ trưởng, thực phẩm mà chúng ta sản xuất ralàm thế nào phải an toàn và phù hợp với người tiêu dùng, không chỉ ở trong nước - ví dụ như ở Niu Di-lân là cho 4,4 triệu dânNiu Di-lân màchúng ta phải đảm bảo sản xuất racác sản phẩman toàn và phù hợp với người tiêu dùng ở nhiều quốc giatrên thế giới mà chúng tôi xuất khẩu.
Hiện nay,80% sản phẩm của Niu Di-lânsản xuất ra trong các ngành cơ bản đều được để xuất khẩu”- bà Goodhew nhấn mạnh. Bà Bộ trưởng cho hay, Niu Di-lân sẵn sàng cung cấp kinh nghiệm, những hiểu biết hữu íchmà Việt Nam quan tâm; đồng thời hỗ trợ đào tạo sau đại học cho lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản; xây dựng chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn.
Bộ trưởng Cao Đức Phátvà bà Goodhew chứng kiến ký kết Chương trình hợp tác về lĩnh vực ATTP
Trong khuôn khổ cuộc hội đàm, hai Bộ trưởng cũng dành thời gian để trao đổi về Liên minh Nghiên cứu Toàn cầu về khí nhà kính trong nông nghiệp (GRA) – tổ chức mà Việt Nam là thành viên từ năm 2009.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, Việt Nam là 1 trong 5 nước bị ảnh hưởng tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Khi nước biển dâng 1m, 40% diện tích và 20% người sinh sống ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng. Và không đợi đến lúc đó, hiện nay tình hình thời tiến diễn biến phức tạp nên Việt Nam đang phải đối phó với nhiều tình huống bất thường về thiên tai.
Bộ NN&PTNT đang hành động theo hai hướng: một mặt triển khai các biện pháp để thích ứng, mặt khác triển khai những công việc giúp giảm thải khí nhà kính. Đơn cử, Việt Nam đã hỗ trợ dân xây dựng hàng trăm ngàn bể bioga để xử lý chất thải chăn nuôi; phát triển và bảo vệ rừng; hỗ trợ nông dân những kỹ thuật canh tác lúa, giảm phát thải nhà kính 20-30%. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, hiện lúa đang phát sinh ra 50% lượng khí thải vì thế Việt Nam muốn là thành viên tích cực của Liên minh toàn cầu, nghiên cứu giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp.
Nói về vấn đề này, bộ trưởng thông tin, Niu Di-lân có 50% phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về phát thải nhà kính chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng của quốc tế nên hình ảnh của Liên minh còn thấp. Vì thế, phía Niu Di-lân đề xuất trong cuộc họp vào tháng 9 tới sẽ nâng hình ảnh, uy tín của Liên minh này lên và mong Việt Nam xem xét ủng hộ. Đáp lại, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, sẽ ủng hộ đề xuất của Niu Dil-lân về vấn đề này.
Trước sự chứng kiến của hai Bộ trưởng, đại diện hai nước đã ký kết “Kế hoạch hành động về An toàn thực phẩm và vệ sinh kiểm dịch động thực vật” giữa Bộ NN&PTNT và Đại sứ quán Niu Di-lân và ký “Thỏa thuận về Hợp tác trong lĩnh vực An toàn thực phẩm” giữa đại diện Bộ Công thương và Bộ Các ngành cơ bản của Niu Di-lân./.