• Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Ảnh 11
  • Ảnh 3
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Ảnh 6
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 7
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Ảnh 8
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Hệ thống Biogas
  • Ảnh 10
  • Ảnh 9
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Ảnh 4
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 2
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 1
  • Ảnh 5
  • Hoạt động APMB
Tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nông nghiệp tăng trưởng xanh để giảm phát thải nhà kính

13/06/2017
 Nông nghiệp tăng trưởng Xanh để giảm phát thải nhà kính

Ngày 15/6, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo “Một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp trong bối cảnh thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu. 

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực và sản xuất nông nghiệp bền vững, có nguy cơ giảm 7,2 triệu tấn lúa và ảnh hưởng đến 32,2% diện tích đất nông nghiệp vào cuối thế kỷ 21.

Các đại biểu cho rằng, ngành nông nghiệp không chỉ là ngành chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, mà sản xuất nông nghiệp còn gây phát thải lớn lượng khí nhà kính. Báo cáo của Bộ Tài nguyên môi trường công bố năm 2014 cho thấy, lượng phát thải khí nhà kính từ nông nghiệp chiếm 38,5% tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia, trong đó phát thải khí nhà kính từ canh tác lúa nước chiếm 50,5%. Thực tế này đòi hỏi xây dựng và ban hành kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2050 cũng như rà soát, đánh giá các phương án giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng cho biết, triển khai các phương án giảm phát thải khí nhà kính, trong lĩnh vực trồng trọt đang áp dụng tưới khô xen kẽ và hệ thống canh tác lúa cải tiến; bổ sung phương án rút nước giữa vụ…Tương tự trong lĩnh vực chăn nuôi tăng cường quản lý chất thải, áp dụng rộng rãi sử dụng khí sinh học, nhất là thúc đẩy dịch vụ môi trường rừng, quỹ các bon để huy động nguồn lực cho bảo vệ phát triển rừng. Phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu, thích ứng với các hệ thống sinh thái chứ không tác động quá mức đến tài nguyên thiên nhiên.

Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng  nhấn mạnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã ban hành chương trình hành động thực hiện các thỏa thuận Paris trong nông nghiệp. Để giảm thiểu phát thải khí nhà kính ngành đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trong đó, phát triển theo định hướng “Tăng trưởng Xanh”. Như giảm dần việc lạm dụng các tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất nông nghiệp như: nước, đất đai. Quan điểm phát triển là thích ứng với các hệ thống sinh thái chứ không tác động quá mức đến tài nguyên thiên nhiên. Tại Đồng bằng sông Cửu Long đang phục hồi lại hệ thống sinh thái rừng ngập mặn; vùng ven biển miền Trung đang thực hiện giải pháp bù lại cát... Việt Nam cam kết giảm khí thải khoảng 8%, mục tiêu này sẽ còn cao hơn nếu có sự chung tay của các tổ chức, cộng đồng quốc tế".

Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu hướng đến chuyển đổi sản xuất các mô hình sản xuất và tiêu dùng thân thiện với môi trường, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, và thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo. Thực hiện Thoả thuận, đến năm 2030, Việt Nam sẽ cắt giảm 8% phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường, với mục tiêu cắt giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Để thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ cần khoảng 30 tỷ đô la từ nguồn lực nhà nước, hỗ trợ quốc tế và cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước./.

Theo Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, mục tiêu của Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 nhằm hướng đến phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường và dân cư trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, huy động các nguồn lực, sự tham gia của các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp... nhằm giữ vững tốc độ tăng trưởng ngành 20%, giảm tỷ lệ đói nghèo 20% và giảm phát thải khí nhà kính 20% trong mỗi giai đoạn 10 năm./.

phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do