• Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Hệ thống Biogas
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 6
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Ảnh 5
  • Ảnh 9
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 7
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Ảnh 11
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 8
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 2
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Ảnh 3
  • Ảnh 1
  • Ảnh 10
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Ảnh 4
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Video phát sóng trên truyền hình 2015
Tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các giải pháp sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2017

12/06/2017

Một số kết quả nội bật 5 tháng đầu năm 2017 của ngành

Trong 5 tháng đầu năm 2017 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 13,7 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2016. Đây cũng là mức tăng 5 tháng đầu năm cao nhất trong mấy năm gần đây. Trong đó, xuất khẩu gạo ước đạt 2,3 triệu tấn, đạt 1 tỷ USD (tăng 1,6% về lượng và 1,2% giá trị); xuất khẩu cà phê ước đạt 693.000 tấn, đạt  1,57 tỷ USD ( giảm 16% về lượng, tăng 11% về giá trị); xuất khẩu cao su ước đạt 353.000 tấn, đạt 708 triệu USD (giảm 1,5% về lượng, tăng 61,5% về giá trị)…

Đặc biệt, rau quả trong 5 tháng đầu năm ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 40% về giá trị so với năm 2016. Các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm gần 84% tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả. Đây cũng là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Riêng đối với lâm nghiệp, các thị trường nhập khẩu cũng tăng mạnh như Trung Quốc tăng 35%, Hoa Kỳ 16%, Hàn Quốc 14,7% và Đức 11%.

Tại cuộc họp giao ban tháng 5/2017, Lãnh đạo Bộ đã đánh giá cao những kết quả đạt được trong 5 tháng đầu năm của ngành và tin tưởng nếu giữ được như 5 tháng đầu năm thì ngành NN&PTNT có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao. 

Giải pháp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng ngành

Ngành NN&PTNT quyết tâm phấn đấu đạt mức tăng GDP năm 2017 khoảng 3,05%; tổng kim ngạch xuất khẩu tối thiểu đạt 33 tỷ USD.

Trên cơ sở kết quả đạt được trong 5 tháng đầu năm 2017, nhiệm vụ kế hoạch của Bộ, ngành đã đề ra; đồng thời dự báo tình hình từ nay đến cuối năm, Bộ đã rà soát, xây dựng phương án tăng trưởng của ngành, xác định rõ chỉ tiêu cụ thể đối với từng lĩnh vực: Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng trưởng tối thiểu 2,0%, chăn nuôi tăng 3,0%, thủy sản tăng 5,0% và lâm nghiệp tăng 6,6%.

Để đạt được mức tăng trưởng cao (3,05%), trong những tháng cuối năm Bộ NN&PTNT tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên các lĩnh vực; hoàn thiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp; chủ động thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm.

Hiện nay, quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ với sự thay đổi trong cơ cấu hàng xuất khẩu - tăng mạnh những mặt hàng chúng ta có lợi thế như: cà phê, cao su…, đặc biệt là trái cây. Năm nay, rau và cây ăn trái có tín hiệu rất tốt về mặt thị trường. Từ vị trí chỉ là mặt hàng xuất khẩu khiêm tốn, rau quả đang có sự tăng trưởng ngoạn mục, vươn lên trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD trong năm nay.

Chính vì thế, một trong những giải pháp trọng tâm mà ngành NN&PTNT đưa ra là tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển mạnh đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi khác phù hợp nhu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả và ổn định sản xuất; giảm dần diện tích sản xuất lúa, sắn, tăng cường sử dụng giống tốt, năng suất chất lượng. Do tình hình thời tiết những tháng cuối năm 2017 được dự báo còn diễn biến phức tạp nên ngành NN&PTNT sẽ bám sát diễn biến thời tiết, thông tin thị trường để kịp thời điều chỉnh linh hoạt kế hoạch sản xuất (thời vụ gieo trồng, cơ cấu, diện tích cây trồng), đảm bảo hạn chế tối đa thiệt hại do diễn biến bất thường của thời tiết, nhất là ở những vùng thường xuyên bị thiên tai như Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung bộ, đồng bằng sông Cửu Long.

Trong bối cảnh sản xuất trong nước đang có dấu hiệu dư thừa một số nông sản, Bộ sẽ tập trung phát triển mạnh mạnh thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông sản. Như đối với chăn nuôi, sau đợt “giải cứu” vừa qua, hiện nay cơ bản lượng lợn tồn đọng không còn nhiều, dự báo một thời gian nữa lợn đủ tiêu chuẩn xuất chuồng sẽ ở mức bình thường. Sau cuộc bàn thảo của Bộ NN&PTNT, hiện Trung Quốc đã đồng ý về mặt chủ trương nhập khẩu thịt lợn chính ngạch từ Việt Nam, nhưng là thịt lợn mảnh đã qua giết mổ, chế biến. Điều này đặt ra cho Việt Nam nhiều vấn đề cần phải thay đổi, nhất là chăn nuôi theo tiêu chuẩn và hạ tầng chế biến./.

 

omard.gov.vn
phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do