• Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Ảnh 7
  • Ảnh 5
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 1
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Ảnh 8
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 2
  • Ảnh 3
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 10
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Hệ thống Biogas
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 9
  • Ảnh 11
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Ảnh 6
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Ảnh 4
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Hoạt động APMB
Tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam: Đầu tư chế biến để mở rộng thị trường xuất khẩu thịt lợn

02/06/2017

Liên quan đến vấn đề tháo gỡ đầu ra cho thịt lợn, ngày 30/5, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, Bộ khuyến khích các DN đầu tư vào chế biến sâu để mở rộng thị trường xuất khẩu cho thịt lợn.

Xúc tiến xuất chính ngạch sang Trung Quốc

 Thứ trưởng Trần Thanh Nam

Dư luận đang rất quan tâm về việc xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc. Xin Thứ trưởng cho biết về kết quả đàm phán với phía Trung Quốc để xuất khẩu thịt lợn sang thị trường này đến nay như thế nào?

- Bắt đầu từ năm 2012 đến nay, Trung Quốc đã chỉ đạo dừng nhập khẩu chính ngạch thịt lợn của Việt Nam vì nước ta có dịch bệnh lở mồm long móng. Theo chương trình làm việc của Bộ NN&PTNT, tháng 3/2017, Bộ trưởng cử tôi làm Trưởng đoàn sang làm việc với hai cơ quan chức năng của nước bạn là Tổng cục Giám sát chất lượng, Thanh tra, kiểm dịch và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc. Trong chuyến đi đó, cả hai đơn vị này đều đồng ý nếu Việt Nam chứng minh kiểm soát được dịch bệnh lở mồm long móng và làm hồ sơ đề nghị Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn. Khi đó, các thủ tục nhập khẩu chính ngạch lợn Việt Nam vào Trung Quốc chỉ là công tác kỹ thuật.

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tiếp tục cử tôi sang Trung Quốc làm việc. Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT đã sang làm việc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc và trao cho phía bạn hồ sơ khẳng định Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh lở mồm long móng. Đồng thời đề nghị phía bạn sớm hoàn tất thủ tục dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu lợn từ Việt Nam vào Trung Quốc năm 2012. Phía bạn đã đồng ý giao Cục Thú y hai bên là cơ quan thường trực liên hệ với nhau thường xuyên để giải quyết các yêu cầu của hai bên. Cùng với đó, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cũng đề nghị Việt Nam hợp tác trong việc kiểm soát dịch bệnh ở các cửa khẩu biên giới. Chúng tôi cũng đã đồng ý với phía bạn việc này và hai bên sẽ sớm phối hợp kiểm soát dịch bệnh qua biên giới.

Theo nhận định của Thứ trưởng, đến khi nào các thủ tục này sẽ hoàn tất để Việt Nam có thể xuất khẩu thịt lợn chính ngạch vào Trung Quốc trở lại?

- Bộ NN&PTNT vừa ký văn bản gửi Đại sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc đề nghị gửi tới hai cơ quan chức năng của Trung Quốc là Tổng cục Giám sát chất lượng, Thanh tra, kiểm dịch và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc chứng minh Việt Nam đã kiểm soát được dịch lở mồm long móng. Qua đó đề nghị phía bạn sớm tháo dỡ lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn từ Việt Nam.

Tuy nhiên, để hoàn tất việc này cần có thời gian và muốn sớm cần sự nỗ lực của cả hai bên để trao đổi, đàm phán, thống nhất với nhau. Hiện nay, dịch bệnh trên lợn vẫn diễn ra ở cả hai nước. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cũng nói rằng, có nhiều nước châu Âu cũng muốn xuất khẩu thịt lợn vào Trung Quốc. Do đó, điều mà Bộ Nông nghiệp Trung Quốc quan tâm nhất chính là kiểm soát dịch bệnh. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã và đang chỉ đạo cơ quan Bộ tiếp tục đàm phán và làm việc với các cơ quan chức năng của Trung Quốc để sớm hoàn tất các thủ tục xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc.

Theo Thứ trưởng, nếu Trung Quốc mở cửa thị trường, chúng ta có thể xuất khẩu sang nước này sản lượng thịt lợn là bao nhiêu?

- Rất khó để dự báo lượng lợn xuất khẩu sang Trung Quốc mà phải căn cứ vào cung – cầu thị trường. Hơn nữa, giá thịt lợn tại Trung Quốc ở thời điểm này cũng tương đương với giá ở Việt Nam nên rất khó để xuất lợn sang Trung Quốc.

Phát triển công nghiệp chế biến

Ngoài Trung Quốc, Bộ NN&PTNT còn định hướng xuất khẩu thịt lợn sang các thị trường khác để tránh phụ thuộc vào một thị trường hay không, thưa Thứ trưởng?

- Tất nhiên rồi, hiện nay Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục tìm kiếm thị trường khác ngoài Trung Quốc để mở rộng đầu ra cho thịt lợn. Trước đây, chúng ta có xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Nga nhưng đến những năm 2000 thì dừng lại. Cho tới năm 2015 – 2016, có một số DN của Nga đã sang Việt Nam để tìm nguồn nhập khẩu thịt lợn. Bộ NN&PTNT đã có những buổi gặp gỡ và tìm kiếm một số DN xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất, giết mổ, cấp đông, đảm bảo VSATTP để phục vụ xuất khẩu. Mặc dù cho đến nay, chưa có sản phẩm thịt lợn xuất sang Nga nhưng điều đó cũng cho thấy nỗ lực của Bộ NN&PTNT trong việc tìm kiếm thị trường, không chỉ phụ thuộc vào Trung Quốc. Bên cạnh đó, hiện nay chúng ta đang xuất khẩu một sản lượng lớn thịt lợn, khoảng vài trăm ngàn tấn mỗi năm sang Hồng Kông, Singapore. Chúng ta cũng có một số nhà máy giết mổ ở Hải Dương, Nam Định, Thái Bình chủ yếu xuất khẩu chính ngạch đi các nước.

Tuy nhiên, hầu hết các nước nhập khẩu đều yêu cầu thịt đã qua giết mổ hoặc chế biến, nhưng đây lại là một khâu yếu của ngành chăn nuôi Việt Nam. Xin Thứ trưởng cho biết Bộ NN&PTNT đã có hướng tháo gỡ vấn đề này như thế nào?

- Đúng là nhiều thị trường nhập khẩu thịt lợn yêu cầu phải qua giết mổ, chế biến sâu và đảm bảo ATTP. Ở các nước châu Âu, thịt lợn giết mổ được cấp động sử dụng trong cả năm nhưng ở Việt Nam chủ yếu vẫn còn thói quen ăn thịt tươi, nóng. Chính vì vậy, Bộ NN&PTNT khuyến khích các DN nâng cao công nghệ chế biến, đặc biệt là chế biến sâu thành các sản phẩm như xúc xích, thịt nguội… để đáp ứng được yêu cầu của thị trường quốc tế.

Bên cạnh yêu cầu chế biến, nhiều nước nhập khẩu thịt lợn đều đưa ra yêu cầu về kiểm soát dịch bệnh trong khi Việt Nam vẫn còn dịch lở mồm long móng, tai xanh trên lợn. Chúng ta phải xử lý vấn đề này như thế nào, thưa Thứ trưởng?

- Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) nên vấn dề công bố dịch bệnh phải làm rất minh bạch, không thể giấu giếm được. Hơn nữa, Việt Nam cũng là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), muốn xuất khẩu thịt lợn chính ngạch, chúng ta phải tuân thủ Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPF). Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã có đề án xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Một trong những hạn chế lớn hiện nay là người chăn nuôi ít được tiếp cận với các thông tin về dự báo thị trường nên sản xuất không theo kế hoạch. Theo Thứ trưởng cần có giải pháp gì để tháo gỡ vấn đề này?

- Bộ NN&PTNT vừa có quyết định thành lập Phòng Phát triển thị trường chăn nuôi thuộc Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản. Trong thời gian tới, bộ phận này sẽ tập trung vào làm công tác dự báo thị trường, tham mưu cho Bộ trưởng giải pháp tháo gỡ các rào cản của các nước để điều chỉnh sản xuất. Đồng thời nghiên cứu theo chuỗi giá trị từ chăn nuôi gắn với thị trường đầu ra đối với các sản phẩm thịt lợn, thịt gà, thịt bò…

Bộ NN&PTNT cũng phối hợp với các ngành chức năng hướng dẫn người sản xuất, đặc biệt là hộ chăn nuôi quy mô nhỏ cơ cấu lại sản xuất, đảm bảo chất lượng thịt và tìm hiểu sâu về thị trường tiêu thụ, không nên chăn nuôi theo tập quán và chạy theo số lượng.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, trong 4 tháng đầu năm 2017 cả nước xuất khẩu trên 860.000 tấn thịt lợn sữa đông lạnh, kim ngạch đạt trên 40,68 triệu USD và hơn 4,7 triệu quả trứng vịt muối, kim ngạch đạt trên 689.000 USD.
Đối với chăn nuôi lợn, do vẫn còn nhiều khó khăn, người chăn nuôi không tiêu thụ được sản phẩm dẫn đến tình trạng giảm đàn, bỏ đàn cùng với việc giá thịt lợn vẫn ở mức thấp, người chăn nuôi phải chịu lỗ. Ước tính số lượng lợn hiện tại của cả nước giảm khoảng 2% so với cùng kỳ năm 2016.

Nguồn: Kinh tế đô thị
phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do