• Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Ảnh 6
  • Ảnh 3
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Hệ thống Biogas
  • Ảnh 7
  • Ảnh 4
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Ảnh 5
  • Ảnh 8
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Ảnh 10
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 9
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 11
  • Ảnh 2
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 1
  • Hoạt động APMB
Tin từ các Dự án trực thuộc Ban

DA MNPB - Giới thiệu mô hình kè bảo vệ bờ sông cầu với chi phí thấp, thích ứng BĐKH

22/05/2017
  Trong bối cảnh Biến đổi khí hậu (BĐKH) làm gia tăng các hiện tương thời tiết cực đoan như xuất hiện nhiều các trận mưa có cường độ lớn tập trung trong thời gian ngắn, nhiệt độ tăng, nước biển dâng,…rất cần thiết phải có nhưng biện pháp kịp thời để giảm thiểu các tác động và thích ứng với BĐKH. Trên thế giới hiện nay có nhiều cách tiếp cận như Không hối tiếc (No-regret), hối tiếc thấp (low regret),…để đạt được hiện quả thích ứng mong muốn. Các nước có điều kiện kinh tế tốt như Hà Lan đã thực hiện các dự án dạng “Không hối tiếc” xây dựng các công trình đê biển có tần suất lũ 1/1000 hoặc cao hơn nữa với kinh phí rất lớn để đảm bảo ít bị ảnh hưởng do BĐKH. Trong điều kiện Việt Nam, do hạn chế về nguồn lực tài chính, việc chọn cách tiếp cận phù hợp cả về phương diện kỹ thuật và kinh tế là cực kỳ quan trọng trong thích ứng với BĐKH của tất cả các ngành, lĩnh vực, đặt biệt là xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu;

Cơ sở hạ tầng nông thôn (CSHTNT) có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc. Mặc dù đã được Nhà nước chú trọng, đầu tư, nâng cấp tuy nhiên nếu so với các khu vực còn lại của cả nước đây là khu vực có cơ sở hạ tầng thấp kém nhất. Hơn nữa, các cơ sở hạ tầng này thường bị tác động thiên tai, đặc biệt là sạt lở đất gây mất ổn dịnh mái dốc khiến cho các hạ tầng này chưa phát huy được hết công dụng, thường xuyên ảnh hưởng đến cuộc sống nhân dân và các ngành kinh tế. Đã có nhiều các giải pháp kỹ thuật được áp dụng trong thực tế, chủ yếu sử dụng các vật liệu “cứng” như cát, đá sỏi, xi măng,... khá tốn kém tuy nhiên trong nhiều trường hợp đã bộc lộ tính kém bền vững và có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Công nghệ sinh học sử dụng cây, cỏ cho các mục đích kỹ thuật, đặc biệt cho việc kiểm soát xói mòn, sạt lở trên các sườn dốc là một giải pháp hiệu quả về kỹ thuật, chi phí thấp được áp dụng rộng rãi trên thế giới nhưng chưa được sử dụng nhiều ở Việt Nam.  

Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) thông qua Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chương trình phát triển Liên Hợp quốc ã tài trợ thực hiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường khả năng chống chịu với khi hậu cho cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc”. Dự án đã nghiên cứu, xây dựng 4 mô hình trình diễn áp dụng thí điểm giải pháp công nghệ sinh học, chi phí thấp để bảo vệ cơ sở hạ tầng, trong đó Kè bảo vệ mái bờ sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Kạn là một trong số 4 mô hình đó;

Dự án được thực hiện trên trên bờ suối Thanh Mai, một phụ lưu sông Cầu. Lưu vực sông Thanh Mai tại Bản Phát rộng khoảng 59,7 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình năm xấp xỉ 1,6 m3/s. Trước khi triển khai dự án, hàng năm dọc suối Thanh Mai, một lượng lớn đất dọc bờ suối bị sạt lở do lũ suối, đe dọa đến các diện tích hoa màu, lúa của người dân địa phương. Sau
khi đánh giá tình trạng xỏi lở trên toàn tuyến, dự án đã chọn điểm áp dụng công nghệ sinh học gần UBND xã Thanh Mai, tiên cho việc tham quan mô hình. Đây là một trong những điểm xung yếu trên suối Thanh Mai do dòng chảy chính của suối hướng thẳng vào bờ, gây xói lở bờ suối và đường giao thông từ Bản Phát ra trụ sở UBND xã Thanh Mai. Các giải pháp thí điểm được áp dụng trên đoạn bờ sông dài 106m, dốc mái cao khoảng 8 m kéo từ chân đoạn kè đến đỉnh bờ sông, diện tích toàn đoạn dốc khoảng 800 m2.

Hình: Sạt lở trên bờ suối Thanh Mai                                                                         

Trong quá trình khảo sát, dự án đã tiến hành khảo sát, đánh giá tất cả các loại cây trong vùng và chọn lọc ra những loại cây đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật như (i) có bộ dễ dài, khỏe, (ii) dễ sống, (iii) không đe dọa đến môi trường,…, ngoài ra trên công trình cũng trồng thử nghiệm cỏ Vetiver (là giống cỏ nhập ngoại) để ổn định mái dốc.

Các giải pháp công nghệ sinh học đã được áp dụng bao gồm:

Đoạn

Vị trí

Chiều dài

(m)

Giải pháp được lựa chọn

Bảo vệ phần móng

Bảo vệ bờ sông

1

Bờ trái

25

Đá hộc xếp gia cố bằng cây tươi

Bó hom cây

2

Bờ trái

25

Đá hộc xếp gia cố bằng cây tươi

Hom cọc cây tươi

3

Bờ trái

25

Đá hộc xếp

Rào chắn bằng cây tươi             Cừ bó hom cây tươi

4

Bờ trái

31

Đá hộc xếp gia cố bằng cây tươi

Hàng cỏ vetiver

 

Các giống cây được sử dụng bao gồm:

Kỹ thuật

Tên cây

Tên địa phương

Ghi chú

Bó hom cây

Homonoia riparia

Pượu

Cây bản địa

Rào chắn bằng cây tươi

Homonoia riparia

Pượu

Cây bản địa

 

Ficus benjamina

Si

Cây bản địa

Hom cọc cây tươi

Ficus benjamina

Si

Cây bản địa

Cừ bó hom cây tươi

Ficus benjamina

Si

Cây bản địa

Đá hộc xếp gia cố bằng cây

Ficus benjamina

Si

Cây bản địa

Cỏ

Vetiveria zizanioides

Vetiver

Cây ngoại nhập, đã được công ty Việt Nam chủ động về nguồn cây

 Trong quá trình thi công, các yêu cầu về kỹ thuật, xã hội, kinh tế,….đã được đặt ra và được các Nhà thầu tuân thủ nghiêm ngặt như không can thiệp quá nhiều vào lòng dẫn, mái kè được thiết kế trên cơ sở hệ số mái tự nhiên hiện có, sử dụng tối đa nguồn nhân lực địa phương, đặc biệt là phụ nữ trong quá trình triển khai dự án,….

Tính từ khi công trình được hoàn thành vào tháng 4 năm 2015 đến nay, trải qua 2 mùa lũ công trình hiện tại hoạt động tốt, ổn định, các cây trồng phát triển tốt đặc biệt là câu Pượu bản địa. Các cây trồng này đã giúp cho bờ kè được ổn định, bảo vệ được đường giao thông nông thôn và cánh đồng lúa của bà con Bản Phát – xã Thanh Mai.

Đánh giá bước đầu cho thấy một số tính ưu việt của mô hình Bắc Kạn:

-          Ổn định mái dốc kè hiệu quả: Ổn định mái kè, ngăn xói lở đoạn suối xung yếu thông qua việc kết hợp giữa cây trồng và đá xếp, Hệ thống rễ đã liên kết với các khối đá xếp, giúp giữ đất lại với nhau và tăng sự ổn định tổng thể của bờ suối bằng ràng buộc cấu trúc mạng lưới rễ; gây ra trầm tích lắng đọng bằng cách làm cho vận tốc chậm lại và ứng suất cắt thấp gần bờ, cho phép trầm tích thô;

-          Chi phí thấp: Với mô hình trình diễn đã áp dụng, chi phí trực tiếp cho công nghệ sinh học thấp hơn chi phí xây dựng các giải pháp truyền thống. Với kè Thanh Mai, chi phí giải pháp sinh học thấp nhất chỉ bằng 9,5% và cao nhất chỉ bằng 22,8% so với sử dụng tấm bê tông đúc sẵn, như tổng hợp trong bảng sau

Kỹ thuật Kè sông

Chí phí (đồng/m2)

Hom cọc cây tươi

Cây Pượu

78.525

 

Bó hom cây tươi

Cây Pượu

137.200

 

Hàng rào hom cây tươi

Cây Pượu/cây Si

191.100

 

Cỏ Vetiver

149.900

Tấm bê tông đúc sẵn trong khuôn bê tông

835.200

 

-          Cải thiện cảnh quan và giá trị môi trường sống: Việc áp dụng công nghệ sinh học trên diện rộng sẽ góp phần vào việc giảm quá trình “bê tông hóa” góp phần giảm hiệu ứng khí nhà kính và hạn chế các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

-          Dễ dàng thực hiện với sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ: Với biện pháp kỹ thuật đơn giản, dễ thi công, các dự án áp dụng công nghệ sinh học có điều kiện tốt để người dân tham gia góp ý trong quá trình thiết kế, trực tiếp thi công và tổ chức bảo dưỡng duy tu công trình, đặc biệt là có nhiều công việc rất phù hợp với lao động nữ, qua đó góp phần tăng thu nhập và nâng cao ý thức bảo vệ công trình từ người dân. Trong bối cảnh sự tham gia của cộng đồng đối với việc xây dựng và duy tu bảo dưỡng ngày càng được coi trọng, các công trình áp dụng công nghệ sinh học sẽ là điều kiện thuận lợi để đông đảo người dân tham gia vào các bước của chu trình dự án, đặc biệt là giai đoạn sau khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng.

Trong bối cảnh BĐKH và các nguồn vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn hạn chế, sự thành công bước đầu của mô hình Thanh Mai là cơ sở quan trọng để Bộ NN&PTNT nghiên cứu tiếp, xây dựng lộ trình để phát triển phổ biến, nhân rộng mô hình trong khu vực miền núi và địa bàn cả nước. Bước tiếp theo sẽ là tiêu chuẩn hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai trong các dự án có liên quan đến cớ ở hạ tầng nông thôn sau này.

Một số hình ảnh của mô hình Thanh Mai

 

Kết quả giám sát hình ảnh sau trồng 1 tháng

Kết quả giám sát hình ảnh sau trồng 3 tháng

Kết quả mô hình sau 1 năm (tháng 5/2017)

Kết quả mô hình sau 2 năm (tháng 5/2017)

 

 


phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do