• Ảnh 3
  • Ảnh 10
  • Ảnh 6
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Hệ thống Biogas
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 9
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Ảnh 5
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Ảnh 8
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Ảnh 7
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Ảnh 11
  • Ảnh 2
  • Ảnh 1
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Ảnh 4
  • Ngành NN&PTNT
Tin từ các Dự án trực thuộc Ban

Sớm khởi động giai đoạn II hệ thống thông tin quản lí nghề cá

12/06/2018
 Trong số các khuyến nghị chính của về việc chống khai thác IUU, EU đã đề nghị Việt Nam cần thiết phải có ban hành quy định bắt buộc lắp đặt hệ thống giám sát hành trình đối với tàu cá...

Trước yêu cầu cấp thiết của việc trang bị hệ thống thông tin giám sát và quản lý tàu cá nhằm thuyết phục EU rút “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam cũng như thực thi Luật Thủy sản, Bộ NN-PTNT cho biết sẽ trình Chính phủ cho phép sớm khởi động Giai đoạn II của Hệ thống thông tin quản lý nghề cá.

Trong số các khuyến nghị chính của về việc chống khai thác IUU, EU đã đề nghị Việt Nam cần thiết phải có ban hành quy định bắt buộc lắp đặt hệ thống giám sát hành trình đối với tàu cá khi hoạt động ở vùng biển xa bờ. Vì vậy, hệ thống giám sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh Movimar là điều kiện góp phần hết sức quan trọng nhằm đáp ứng các khuyến nghị của EU về việc chống khai thác IUU để rút “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam.

Trên cơ sở thống nhất ý kiến của các bộ ngành liên quan, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho biết, sẽ sớm có báo cáo chi tiết gửi Chính phủ nhằm kịp thời có chính sách và nguồn kinh phí để tiếp tục duy trì và phát triển trang bị các hệ thống giám sát hành trình tàu cho ngư dân. Theo ông Tám, đây vừa là định hướng phù hợp với Luật Thủy sản (sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019), vừa phù hợp và phục vụ cho Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 của Trung ương Đảng. Vì vậy, việc trang bị hệ thống thông tin quản lí nghề cá trên biển không chỉ dừng lại ở dự án Movimar, mà cần thiết phải có các dự án tiếp nối khác trong giai đoạn tới.

Cụ thể, hiện Bộ NN-PTNT đã có kế hoạch về việc triển khai Giai đoạn II của Hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển, với thời gian dự kiến kéo dài trong 4 năm (từ 2021 đến 2014), trong đó chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn triển khai phát triển phần mềm, tích hợp các hệ thống thông tin và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin; và giai đoạn đi vào vận hành hệ thống (từ năm 2022 đến 2024). Theo kế hoạch này, các hệ thống thiết bị phần mềm quản lí tàu cá (bao gồm cả hệ thống Movimar và VX-1700 hiện nay) sẽ được tích hợp, đấu nối thống nhất về một hệ thống kết nối chung trên toàn quốc. Điều này giúp các cơ quan quản lý về nghề cá ở Trung ương và địa phương thống nhất được hệ thống điều hành, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp và trang bị cho ngư dân một cách đồng bộ, thống nhất một hệ thống thiết bị và phần mềm quản lí nghề cá khi Luật Thủy sản đi vào triển khai từ năm 2019.

Theo kế hoạch giai đoạn II, ngoài hệ thống Movimar và VX-1700 hiện có, sẽ đầu tư thêm hệ thống thiết bị GMS/GPRS cho khoảng 20 nghìn tàu cá với các chức năng giám sát và quản lí khai thác toàn diện nhất như: Truyền phát 4 vị trí tàu cá/ngày (cách nhau 6h/lần) về hệ thống điều khiển giám sát trung tâm; chức năng tin báo yêu cầu trợ giúp; thu nhận tín hiệu radio (tương tự chức năng máy thu trực canh hiện nay); điện thoại qua mạng di động GSM. Thiết bị GSM/GPRS thế hệ mới dự kiến sẽ được triển khai thông qua cơ chế xã hội hóa, có nguồn kinh phí một phần từ ngân sách Trung ương, nguồn kinh phí địa phương và cả nguồn kinh phí của chính các chủ tàu cá. Việc huy động nguồn lực từ ngư dân trong triển khai chương trình này được đánh giá là nhiều khả thi, bởi công nghệ mới cho phép ngư dân có nhiều tiện ích thiết thực hơn, cụ thể hơn khi lắp đặt các thiết bị giám sát – quản lí khai thác.

Mặc dù theo kế hoạch, giai đoạn II của hệ thống thông tin quản lý nghề cá sẽ được triển khai từ năm 2021, tuy nhiên theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, trước yêu cầu cấp thiết của việc tháo gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam cũng như thực thi Luật Thủy sản (bắt buộc tàu cá phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình từ năm 2019), Bộ NN-PTNT sẽ đề xuất Chính phủ cho phép sớm khởi động giai đoạn II của chương trình này ngay trong năm 2018. Theo đó, Bộ NN-PTNT sẽ kiến nghị Chính phủ cho phép cơ chế linh hoạt sử dụng nguồn vốn dự phòng chung 10% của đầu tư trung hạn phân bổ cho các Bộ ngành để gấp rút đầu tư cho chương trình đặc biệt quan trọng này.  

Trợ thủ đắc lực cho ngư dân

Không chỉ là công cụ quan trọng giúp cơ quan quản lí nhà nước trong công tác kiểm tra, giám sát, cứu hộ cứu nạn, nghiên cứu khoa học và an ninh quốc phòng..., các hệ thống thông tin quản lí nghề cá (trong đó tiêu biểu hiện nay là hệ thống Movimar) đang ngày càng trở thành trợ thủ đắc lực cho ngư dân trong quá trình hoạt động ngoài biển khơi.

Bên cạnh đó thông qua phần mềm THEMIS, thiết bị có thể tiến hành thu nhận dữ liệu hải dương học hàng ngày với các thông số khí tượng và hải dương học (như nhiệt độ nước biển, độ mặn, độ cao mực nước biển, các luồng phù du...) và số liệu về vị trí tàu, sản lượng khai thác phục vụ công tác dự báo ngư trường. Hiện nay, các dữ liệu do hệ thống Movimar cung cấp đã được Tổng cục Thủy sản sử dụng để làm các dữ liệu đầu vào trong việc xây dựng dự báo ngư trường khai thác cho các nghề: Câu cá ngừ đại dương; nghề vây, rê, chụp mực và cá ngừ vằn với các dự báo mùa, tháng và 7 ngày. Các số liệu hải dương học như nhiệt độ nước biển, Chlorophyll a, dòng chảy... được cung cấp đã hỗ trợ cho hoạt động dự báo chính xác 7 ngày/lần. Các dữ liệu cũng phân tích các khu vực có khả năng tập trung cá một cách chính xác, bởi phần mềm THEMIS có thể xác định được các khu vực có điều kiền hải dương học điển hình cho sự tập trung các đàn cá nổi khi kiếm ăn. Đây là điều kiện quan trọng để ngư dân từng bước chủ động nâng cao năng suất, hiệu quả trong đánh bắt.Movimar hiện là thiết bị duy nhất có thể giúp các đội tàu nhận được các bản tin dự báo thời tiết, áp thấp nhiệt đới và đường đi, hướng đi, sức gió của bão một cách trực quan trên màn hình được trang bị trên tàu, từ đó có phương án tránh trú bão gió an toàn. So với các thiết bị liên lạc qua sóng radio có thể bị ảnh hưởng do yếu tố thời tiết xấu (nhất là trong điều kiện mưa bão), thiết bị Movimar áp dụng công nghệ vệ tinh nên luôn đảm bảo được tính liên lạc liên tục trong mọi điều kiện thời tiết, hỗ trợ hữu hiệu cho công tác cứu hộ cứu nạn. Khi xẩy ra các sự cố khẩn cấp (tàu bị nạn, bị tấn công), chủ tàu có thể nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ các lực lượng chức năng thông qua nút bấm “hỗ trợ khẩn cấp” trên thiết bị Movimar.

Trước mắt, nhằm tăng cường hiệu quả và đa dạng hóa chức năng của hệ thống Movimar, cuối năm 2017, chương trình đã triển khai thí điểm 10 thiết bị Movimar thế hệ mới tại Bình Định với hai tính năng mới được bổ sung gồm: Nhận bản tin dự báo ngư trường hàng tuần (vào thứ 4 mỗi tuần), đồng thời có thể dễ dàng trao đổi thông tin với đất liền (người thân hoặc Trung tâm thông tin Kiểm ngư tại Hà Nội) thông qua tính năng gửi email (dễ dàng sử dụng như gửi tin nhắn điện thoại). Chương trình thí điểm này đã bước đầu phát huy tác dụng khi nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều tàu cá tham gia trong những tháng vừa qua.

Đặc biệt, việc cung cấp các bản tin dự báo ngư trường trực tiếp đến các tàu cá đã giúp ngư dân chủ động cho mỗi chuyến khai thác và tiếp cận với công nghệ dự báo ngư trường hiện đại trên thế giới một cách khoa học, thay vì sử dụng thói quen theo kinh nghiệm đánh bắt từ lâu.

Những bất cập cần khắc phục

Theo Tổng cục Thủy sản, mặc dù có nhiều ứng dụng quan trọng, tuy nhiên thời gian qua, việc triển khai vận hành hệ thống Movimar cũng đang nảy sinh nhiều bất cập cần nhanh chóng khắc phục.

Do chưa có quy định cụ thể về việc quản lí sử dụng thiết bị nên một số cơ quan quản lí và chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm, chưa hiểu rõ về tính năng, ứng dụng của thiết bị nên công tác tuyên truyền cho chủ tàu/thuyền trưởng còn rất hạn chế. Một số tàu cá khi thay đổi thuyền trưởng/chủ sở hữu nên các thuyền trưởng/chủ tàu mới chưa được hướng dẫn sử dụng thiết bị. Khi về bờ, do sợ mất thiết bị nên các tàu thường tháo thiết bị mang về cất giữ sau mỗi chuyến đi biển, dẫn tới khi lắp đặt trở lại thì không đúng quy trình kỹ thuật dẫn tới hư hỏng, một số thiết bị khi sử dụng ngư dân thiếu ý thức bảo quản dẫn tới hỏng hóc (chủ yếu đứt dây cáp, giắc cắm bị oxy hóa).

Bên cạnh đó, việc tiếp cận với dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng khi thiết bị gặp sự cố còn nhiều khó khăn như: Bến đậu phân tán, một số tàu về bến của tỉnh khác rồi lại đi chuyến mới, trong khi thời gian nghỉ bờ quá ngắn nên không tiếp cận được dịch vụ sửa chữa; một số tàu khai thác quá dài ngày trên biển; một số tàu đã được mua bán, trao đổi, chuyển quyền sở hữu nhưng không khai báo cho chính quyền địa phương và cơ quan quản lí chuyên ngành…

Nguồn: Dự án Movimar
phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do