• Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 2
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 11
  • Ảnh 5
  • Ảnh 3
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Ảnh 8
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 4
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 10
  • Ảnh 7
  • Hệ thống Biogas
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 1
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Ảnh 9
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 6
  • Video phát sóng trên truyền hình 2015
Tin từ các Dự án trực thuộc Ban

Tổng kết Dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung

19/04/2021
 

Giải quyết khó khăn cho 6 tỉnh miền Trung

Ông Lê Văn Hiến, Trưởng BQL các dự án Nông nghiệp, cho biết, dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung đã giúp 1,2 triệu dân vùng dự án được hưởng lợi. Ảnh: KS.

Ông Lê Văn Hiến - Giám đốc dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung

Dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung triển khai 6 tỉnh gồm Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận, được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, với tổng nguồn vốn hơn 89 triệu USD, trong đó vốn nước ngoài hơn 77 triệu USD và vốn địa phương hơn 11 triệu USD. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2019.

Mục tiêu dự án nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện sinh kế, tăng cơ hội việc làm, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giảm nguy cơ mặc bệnh từ nguồn nước sinh hoạt và nguy cơ tổn thương, thiệt hại do hậu quả thiên tai cho người dân miền Trung.

Ông Lê Văn Hiến, Trưởng BQL các dự án Nông nghiệp, cho biết, cách đây 6 năm tại TP Tuy Hòa (Phú Yên), Bộ NN-PTNT đã tổ chức buổi đánh giá hoàn thành dự án phát triển nông thôn tổng hợp miền Trung (pha 1) và tiến hành tổ chức khởi công dự án phát triển nông thôn tổng hợp miền Trung (pha 2).

Thời gian 6 năm không phải là dài nhưng với sự nỗ lực BQL các dự Trung ương, BQL dự án các tỉnh, các Sở NN-PTNT; đặc biệt sự quan tâm của các cơ quan Bộ NN-PTNT, đến nay dự án pha 2 đã hoàn thành tốt đẹp. Theo đó 24 tiểu dự án trải dài trong 6 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận đã được hoàn thành, giúp thêm 42.000 ha cây nông nghiệp được phục vụ tưới. Đồng thời 1,2 triệu dân trong vùng dự án được hưởng lợi.

Cũng theo BQL các dự án Nông nghiệp đánh giá, các chỉ tiêu cơ bản của dự án đặt ra nhìn chung đều đã hoàn thành. Các công trình hạ tầng nông thôn được hoàn thành đã góp phần cho các địa phương trong dự án đạt được các tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội theo quy định của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đóng góp tích cực cho việc triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của cả nước.

Thúc đẩy phát triển hoàn thành nông thôn mới

Bình Định được tham gia 6 tiểu dự án thành phần từ dự án phát triển nông thôn tổng hợp miền Trung. Trong đó, 3 tiểu dự án xây dựng kiên cố hóa các tuyến kênh tưới gồm kênh hồ Núi Một, kênh đập Lại Giang và kênh tưới Văn Phong; 2 dự án nâng cấp hồ chứa Hội Khánh và Mỹ Thuận và một dự án giao thông bao gồm đường bê tông nông thôn kết hợp với cầu qua sông Kôn.

Trạm bơm Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) được đầu tư từ dự án đã giúp người dân sản xuất rau an toàn, không lo ngại tình trạng nhiễm mặn. Ảnh: H Thu.

Trạm bơm của xã An Hải, huyện Ninh phước, tinnhr Ninh Thuận

Theo ông Tô Tấn Thi, BQL dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung tại Bình Định, đối với 6 dự án trên ban đầu nhận diện khi đưa vào tham gia dự án rất tốt nên việc triển khai cũng như đưa vào khai thác vận hành phát huy hiệu quả rõ rệt. Cụ thể, các hệ thống tưới đã góp phần giảm tổn thất lượng nước và mở rộng được khu tưới. Đối với tuyến giao thông đã góp phần kết nối giao thông rất thuận lợi qua 2 bờ song Kôn vừa đảm bảo việc đi lại thuận lợi, rút ngắn cự li đi lại, vừa hỗ trợ công tác phòng chống lụt bão vào mùa mưa chính vụ hàng năm.

Còn đối với việc nâng cấp an toàn hồ chứa đã giúp tăng được dung tích chứa, đảm bảo khả năng tiêu thoát lũ tốt, cũng như mở rộng được diện tích nước tự chạy cho một số vùng mà trước đây chưa có kênh tưới.

“Có thể nói các tiểu dự án này tạo ra bộ mặt nông thôn trong vùng dự án thay đổi rõ rệt, giúp các địa phương đẩy nhanh tiến độ về đích xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2015 - 2020 của tỉnh”, ông Thi khẳng định.

Còn Ninh Thuận được tham gia 3 tiểu dự án, trong đó 1 dự án bổ sung cực kỳ quan trọng đó là dự án sản xuất rau an toàn xã An Hải, huyện Ninh Phước. Vùng dự án này nằm giáp biển nên tình trạng xâm nhập mặn rất nhanh. Nếu dự án này không đầu tư kịp thời, rất có thể trong năm 2021 toàn bộ khu sản xuất rau an toàn bị nhiễm mặn.

Ông Lê Xuân Toàn, Phó giám đốc BQL dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung tại Ninh Thuận, cho biết, sau khi dự án được triển khai đầu tư trạm bơm, bể chứa và hệ thống đường ống đã giải quyết về mặt kinh tế lẫn về mặt xã hội, bởi vùng dự án này bà con sản xuất nông nghiệp bằng nước ngầm. Tuy nhiên nhờ sự quan tâm Bộ NN-PTNT, BQL các dự án Nông nghiệp và UBND tỉnh Ninh Thuận nên dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 2/2020.

Hồ Đu Đủ của tỉnh Bình Thuận được nâng cấp từ nguồn vốn của dự án. Ảnh: H.THU.

Hồ Đu Đủ của tỉnh Bình thuận được nâng cấp từ nguồn vốn của Dự an

“Dự án bước đầu thấy hiệu quả, người dân hưởng lợi nên phấn khởi. Cụ thể trước khi chưa thực hiện dự án, vùng An Hải chỉ sản xuất được 60-80 ha. Nhưng sau 1 năm bàn giao diện tích sản xuất đã tăng lên gấp đôi từ 140 - 160ha”, ông Toàn chia sẻ và nói dự án đạt được mục đích ban đầu đề ra.

Tương tự, tại tỉnh Bình Thuận, một trong những tỉnh khô hạn nhất nước nên việc tham gia dự án, đặc biệt nâng cấp các hồ chứa, công trình thủy lợi rất quan trọng.

Ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết, dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung-khoản vay bổ sung, tỉnh có 4 tiểu dự án gồm nâng cấp hồ chứa, kiên cố hóa kênh mương. Các dự án được đầu tư đến đâu vùng đất khô cằn thiếu nước được phủ xanh của thanh long tươi tốt, người dân rất phấn khởi.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng vụ hợp tác Quốc tế (Bộ NN-PTNT) đánh giá cao nỗ lực của BQL dự án Trung ương đã phối hợp các Sở NN-PTNT các tỉnh, BQL dự án các địa phương vượt qua khó khăn hoàn thành dự án một cách thành công. Dù số tiền giảm đi so với số tiền thiết kế ban đầu nhưng chúng ta hoàn thành, đạt và vượt phần lớn các mục tiêu ban đầu 11/13 chỉ tiêu, tức vượt mục tiêu đề ra hơn 82%. Tuy nhiên để dự án kết thúc tốt đẹp hơn nữa, ông Tuấn lưu ý vấn đề nghiệm thu cần được đẩy nhanh càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, các địa phương cũng phải quan tâm duy tu, bảo dưỡng các công trình để các công trình ngày càng phát huy hiệu quả.

Nguồn: báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam
phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do