• Ảnh 2
  • Ảnh 11
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Ảnh 3
  • Ảnh 5
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Ảnh 7
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Ảnh 4
  • Ảnh 10
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Ảnh 9
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 8
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 6
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Ảnh 1
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Hệ thống Biogas
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Hoạt động APMB
Tin từ các Dự án trực thuộc Ban

Áp dụng quy trình quản lý sản xuất và tái canh cà phê

09/11/2020

Theo tính toán, hiệu quả của sản xuất cà phê bền vững được tính dựa trên quá trình đầu tư với chi phí sản xuất và kết quả thu được.

Tái canh cà phê bền vững theo quy trình của VnSAT luôn mang lại hiệu quả cao. Ảnh Tuấn Anh.
Tái canh cà phê bền vững theo quy trình của VnSAT luôn mang lại hiệu quả cao. Ảnh Tuấn Anh.

Nhìn lại quy trình kỹ thuật mà VnSAT mang lại

Để sản xuất cà phê bền vững, VnSAT áp dụng nhiều quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Đối với bón phân, phải giảm lượng phân bón dư thừa để kết cấu đất không bị phá hủy, cây dễ hấp thụ và ít sâu bệnh. Bên cạnh đó, sử dụng nước tưới có hiệu quả bằng phương pháp tưới tiết kiệm để vườn cà phê không bị rửa trôi, xói mòn.

Cùng với đó, kết hợp trồng cây che bóng bằng cây ăn quả sẽ tăng thu nhập. Theo tính toán, nếu trồng các loại cây ăn quả như sầu riêng, bơ... làm cây che bóng cho cà phê sẽ tăng giá trị vườn cây từ 20-30%, đồng thời tuổi thọ của vườn cây cũng được tăng theo.

Khi sản xuất cà phê bền vững, đòi hỏi người dân phải ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký nông hộ, bao gồm các khâu từ trồng, thời gian tưới nước, bón phân, tỉa cành, thu hái, kể cả những biểu hiện bất thường của vườn cây… nhằm đảm bảo tính khoa học, hệ thống, kịp thời điều chỉnh những biểu hiện bất thường của vườn cây. Làm được như vậy sẽ tiết kiện được chi phí đầu tư, quản lý tốt vườn cây, với mục đích cuối cùng là làm cho vườn cây cà phê đảm bảo sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, sản phẩm cà phê đạt được chất lượng tối đa…

Vườn ươm cây giống chất lượng cao tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Ảnh Tuấn Anh

Đối với lĩnh vực tái canh cà phê bền vững, những vườn cà phê già cỗi, giống kém chất lượng, không bị sâu bệnh thì tiến hành tái canh ngay. Còn nếu vườn cà phê bị sâu bệnh thì phải luân canh trồng hoa màu 2 năm sau đó mới trồng lại cà phê.

Việc tái canh bền vững cần áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến từ khâu khai hoang đến việc xử lý đất, trồng và chăm sóc. Áp dụng hàng loạt các biện pháp nghiêm ngặt thì mới đạt hiệu quả cao trong tái canh bền vững.

Ông Đoàn Năng Rường, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án VnSAT Kon Tum cho biết, khi tái canh cà phê, chọn cây giống là khâu quan trọng nhất. Dự án VnSAT đã triển khai các vườn ươm cây giống đủ tiêu chuẩn để cung ứng cho người dân thực hiện tái canh.

Cũng theo ông Rường, đến thời điểm này VnSAT Kon Tum đã chuyển giao kỹ thuật, đồng thời hướng dẫn người dân áp dụng trong việc tái canh. VnSAT Kon Tum đã hỗ trợ tái canh được trên 500 ha, hiệu quả được đánh giá là tương đối cao.

Hiệu quả không phải bàn cãi

Theo đánh giá của VnSAT Kon Tum, áp dụng sản xuất cà phê theo hướng bền vững sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất khoảng 20% về lượng phân đạm, thuốc trừ sâu, lượng nước tưới, hạn chế được các tác hại xấu đến môi trường; ổn định năng suất cây trồng và tăng lợi nhuận trong sản xuất.

Bên cạnh đó, áp dụng tái canh cà phê bền vững, ngoài việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất còn hạn chế được bệnh tuyến trùng. Ông Đoàn Năng Rường cho biết, việc sản xuất cà phê bền vững cũng sẽ giúp gia tăng giá trị sản phẩm trên thị trường tiêu thụ. Chẳng hạn, giá cà phê bình quân trên thị trường khoảng 8.000 đồng/kg, nhưng với sản xuất cà phê bền vững có thể bán với giá 10.000 đ/kg.Trong khi đó, tái canh cà phê bền vững sẽ cho tỷ lệ cây trồng sống đạt trên 90%, cũng như sớm đưa cây cà phê vào kinh doanh.

“Với những vườn cà phê trước đây phải đến năm thứ 4 mới đưa vào kinh doanh, thì nay với vườn cà phê tái canh do VnSAT hỗ trợ bước sang năm thứ 3 đã có thể đưa vào kinh doanh với năng suất từ 10-12 tấn quả tươi/ha. Cùng với đó, việc sử dụng giống mới cho ra trái cà phê đồng đều, kích thước to, khi xuất khẩu sẽ cho giá trị cao hơn”- ông Rường đánh giá.

Cũng Theo ông Rường, hiệu quả của vườn cây tái canh chính là việc bố trí vườn cây khoa học hơn từ mật độ cây trồng cho đến việc trồng xen canh cây ăn quả. Từ đó, ứng dụng được cơ gi��i hóa trong sản xuất.

Hiệu quả từ những mô hình trình diễn, người dân đã mạnh dạn tái canh cà phê. Ảnh Tuấn Anh

Đánh giá về hiệu quả, ông Lưu Trung Nghĩa, Giám đốc Sở NN-PTNT Gia Lai cho biết, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai rất phấn khởi đón nhận mô hình sản xuất cà phê theo hướng bền vững. Bộ NN-PTNT và Ngân hàng Thế giới cũng đánh giá rất cao tính hiệu quả trong sản xuất và tái canh cà phê mà dự án VnSAT đang thực hiện.

Theo ông Nghĩa, khi tham gia sản xuất theo mô hình này, giá bán cà phê chắc chắn sẽ cao hơn so với sản xuất cà phê theo hướng trước đây. Còn doanh nghiệp sản xuất cà phê bền vững khi có chứng nhận, truy xuất nguồn gốc sẽ dễ dàng tiếp cận được thị trường trong và ngoài nước.

Về mặt xã hội, trình độ lao động của người dân sản xuất cà phê được nâng lên rõ rệt. Về môi trường, với việc tưới nước và bón phân phù hợp sẽ giúp đất không bị xói mòn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…

“Có thể nói, việc sản xuất cà phê bền vững của dự án VnSAT mang lại hiệu quả khác hẳn so với sản xuất cà phê trước đây”- ông Nghĩa đánh giá.

Cần xây dựng chuỗi cà phê theo hướng bền vững

Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đăk Hà (KonTum) đánh giá, về mặt quan điểm và chủ trương của dự án VnSAT là rất tốt, cơ bản chuyển giao kỹ thuật tiến tiến trong sản xuất và tái canh bền vững.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao hơn nữa, rất cần việc VnSAT đánh giá bằng thực tế tại đầu bờ. “Nghĩa là phải đi thực tế xuống các hộ dân để xem cây trồng, thổ nhưỡng đất... cùng với những con người trực tiếp thực hiện để có một đánh giá chính xác về tính hiệu quả của việc tái canh”- ông Hậu nói.

Huyện Đăk Hà là địa phương có diện tích trồng cà phê lớn nhất của tỉnh Kon Tum với hơn 11.000 ha. Theo kế hoạch đến hết năm 2020, huyện Đăk Hà sẽ thực hiện tái canh được hơn 600 ha.Theo ông Hậu, nhu cầu tái canh cà phê của huyện Đăk Hà là rất lớn với hơn 1.500 ha.Tuy nhiên khi tiến hành tái canh vườn cây, người dân vẫn còn gặp không ít vướng mắc.

Ngoài vấn đề thời tiết khô hạn thì giá cà phê xuống thấp khiến người dân chưa mặn mà thực hiện tái canh. Bên cạnh đó, việc vay vốn của người dân cũng đang gặp khó khăn do không có tài sản thế chấp. “Nhà nước nên xem xét nguồn ngân sách để tiếp tục mở rộng đối tượng cho vay, hạ lãi suất cũng như ân hạn thời gian cho vay trong lĩnh vực tái canh cà phê”- ông Hậu chia sẻ.

Để sản xuất cà phê bền vững cần phải xây dựng chuỗi giá trị gia tăng. Ảnh Tuấn Anh

Trong khi đó, ông Đoàn Năng Rường cho biết, cần phải xây dựng các chuỗi giá trị gia tăng trong sản xuất cà phê bền vững. Theo đó, ngoài việc sản xuất cà phê bền vững, vấn đề truy xuất nguồn gốc, nhãn mác, quảng bá sản phẩm ra thị trường cũng cần phải được chú trọng. Những việc này người dân sẽ không đủ sức làm mà phải có doanh nghiệp đứng ra thực hiện. Khi đó, thông qua các doanh nghiệp, nhà nước sẽ hỗ trợ chính sách kêu gọi đầu tư, ưu đãi cho doanh nghiệp khi tham gia sản xuất cà phê bền vững.

Các chính sách hỗ trợ của nhà nước, ngoài việc cho người dân vay vốn tái canh, doanh nghiệp đổi mới các trang thiết bị công nghệ thì Nhà nước cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp về nguồn nhân lực để có thể sản xuất, kinh doanh cà phê hiệu quả.

Theo ông Rường, hiện Kon Tum đã xây dựng được 2 chuỗi liên kết trong sản xuất cà phê bền vững giữa nông dân với doanh nghiệp. Trong đó, hợp tác xã Pô Cô sản xuất cà phê công nghệ cao đã xuất khẩu sang các nước châu Âu. Còn hợp tác xã Sáu Nhung đã chế biến sản phẩm cà phê tinh để xuất khẩu.

phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do