• Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 6
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 4
  • Ảnh 1
  • Ảnh 11
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 8
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Ảnh 5
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 3
  • Ảnh 2
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Ảnh 9
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 7
  • Hệ thống Biogas
  • Ảnh 10
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Hoạt động APMB
Tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đảm bảo VSATTP: Tấn công 4 lĩnh vực nổi cộm

03/03/2016

Một trong những kết quả nổi bật của đợt cao điểm hành động Năm Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp (từ tháng 10/2015 đến tháng 2/2016) là bước đầu ngăn chặn hiệu quả, xử lý nghiêm các trường hợp lưu thông, buôn bán và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. 

Phát huy kết quả đó, trong năm 2016 ngành NN-PTNT sẽ mở rộng, tập trung vào những lĩnh vực "nổi cộm”, đang phát sinh những bức xúc về ATTP. 

Bước chuyển tạo niềm tin

Trong đợt cao điểm, Thanh tra Bộ NN-PTNT đã chủ trì thành lập nhiều đoàn, thiết lập cơ chế đường dây nóng để thu thập thông tin và phối hợp với C49 - Bộ Công an để kiểm tra đột xuất, thanh tra, điều tra, xử lý các công ty vi phạm. Qua thanh tra đã phát hiện và xử lý 13 công ty, trong đó tiến hành xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng hình phạt bổ sung (thu hồi, tiêu hủy các sản phẩm vi phạm) đối với 11 công ty và đã công khai tất cả các công ty vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 Các địa phương cũng đã tích cực triển khai kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi. Đơn cử PC49 tỉnh Quảng Ninh kiểm tra, bắt giữ 6 tấn thức ăn chăn nuôi của Công ty Thiên Nam, được gia công tại Công ty TNHH Hải Thăng, phát hiện chất Salbutamol trong cám với hàm lượng cao hơn ngưỡng cho phép là 63 lần; PC40 và Thanh tra Sở NN-PTNT Điện Biên đã kiểm tra một cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi phát hiện 30 gói bột màu trắng loại 1kg (có 20 gói loại 1kg không có nhãn), qua kiểm định phát hiện Salbutamol có hàm lượng cao.

Thanh tra Bộ NN-PTNT đang chỉ đạo truy xuất nơi sản xuất và xử lý triệt để vụ việc… Do các cơ quan Trung ương và địa phương đã phối hợp chặt chẽ, tập trung huy động toàn bộ lực lượng vào cuộc, tổ chức nhiều đoàn kiểm tra đột xuất, truy xuất tận gốc các vụ vi phạm và xử lý nghiêm theo đúng pháp luật nên đã góp phần ngăn chặn hiệu quả, tiến tới dứt điểm tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo.

Kết quả giám sát và kiểm tra gần đây cho thấy vi phạm đã có chiều hướng giảm. Gần đây, Thanh tra Bộ NN-PTNT đã phối hợp với C49 - Bộ Công an tiến hành kiểm tra, lấy mẫu phân tích đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại 10 tỉnh/thành phố với 32 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi; đã tiến hành lấy 207 mẫu thức ăn chăn nuôi để phân tích với 59 mẫu phân tích chỉ tiêu Auramine và 148 mẫu phân tích chỉ tiêu Salbutamol.

 Kết quả phân tích không phát hiện Salbutamol và Auramine. Cục Thú y cũng đã lấy 118 mẫu nước tiểu và 86 mẫu thịt, không phát hiện mẫu dương tính với Auramine.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT) đánh giá, đạt được kết quả trên là rất đáng mừng, nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan. “Do việc tăng cường kiểm tra liên tục, đột xuất dẫn đến tình trạng mua bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi càng trở nên khó phát hiện và triệt phá hơn do nó đi vào hoạt động bí mật với hình thức tinh vi hơn. Đặc biệt, các chế tài xử phạt còn thấp, không đủ sức răn đe nên một số hộ vì lợi nhuận vẫn tiếp tục sử dụng”, ông Tiệp nhấn mạnh.

 Mở rộng lĩnh vực triệt phá

Kết quả lấy mẫu giám sát của Bộ NN-PTNT trong đợt cao điểm cho thấy, tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư thuốc BVTV trong rau đã giảm 48%, tồn dư hóa chất kháng sinh trong sản phẩm thịt đã giảm 73%, ô nhiễm vi sinh trong thịt đã giảm 4% so với 9 tháng đầu năm 2015.

Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo VSATTP vẫn còn bức xúc nổi cộm khi việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi chưa triệt để; tồn dư hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản đột ngột tăng gấp 7 lần so với 9 tháng đầu năm 2015 cho thấy, tình trạng lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi thủy sản đã đến mức báo động, ảnh hưởng đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng; tỷ lệ ô nhiễm vi sinh của thịt vẫn cao (khoảng 15,4%)…

Để xử lý dứt điểm và căn bản những vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ NN-PTNT cho biết, trong năm 2016 Thanh tra Bộ sẽ tập trung tạo đột phá, chuyển biến ở 4 lĩnh vực chính: Chất cấm trong chăn nuôi; hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản; thuốc BVTV và phân bón hữu cơ, phân bón khác. “Chúng ta phải làm sao ngăn chặn để người dân, doanh nghiệp không sử dụng chất cấm làm thức ăn cho lợn, cho động vật ăn.

Chất cấm trong chăn nuôi rất nguy hại đến sức khỏe nên chúng ta vẫn phải tiếp tục tấn công đồng bộ từ việc nhập khẩu, sử dụng, phân phối đối với các công ty dược cho đến các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, trang trại, cơ sở giết mổ...”, ông Nguyễn Văn Việt nhấn mạnh.

Qua kết quả giám sát, ông Nguyễn Như Tiệp cho rằng, hầu hết các sản phẩm nông sản của Việt Nam đều an toàn, số lượng không an toàn chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Thế nhưng, do chúng ta không chỉ ra được đâu là những sản phẩm an toàn nên người tiêu dùng thường “bán tín bán nghi” và không biết tìm mua sản phẩm an toàn đó ở đâu. “Nút thắt” ấy phần nào đã được tháo gỡ khi Bộ NN-PTNT triển khai kiểm tra, giám sát xác nhận sản phẩm an toàn.

Tính đến nay đã có 36 tỉnh/thành phố báo cáo đã xây dựng được 282 chuỗi cung ứng nông thủy sản an toàn bày bán tại 328 cơ sở phân phối thực phẩm, trong đó có 62 cơ sở (chiếm 18,9%) được kiểm tra, giám sát, cấp giấy xác nhận bán sản phẩm rau, thủy sản, gạo, thịt lợn an toàn được xác nhận và công khai tại nơi bày bán.

Trong năm 2016 ngành NN-PTNT đặt mục tiêu: Chấm dứt các hành vi vi phạm về chất cấm trong chăn nuôi; ngăn chặn hiệu quả, tạo bước chuyển căn bản, tiến tới giải quyết dứt điểm các hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; thuốc BVTV, phân bón hữu cơ, phân bón khác giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc; đồng thời, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh ATTP.  

Nguồn: Văn phòng BNN&PTNT
phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do